bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 5)

III. TRANG SỨC 

Danh sách các loại trang sức được đề cập trong bài:

3.1. Ống tay, ống chân:

3.1. Ống tay, ống chân:

NGUỒN:

– TƯ LIỆU CHỮ VIẾT:

Toàn bộ trích từ sách ” Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ

http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=21694

” Những bao tay bằng đồng để bảo vệ phần cổ tay. Bao tay có trang trí và đính theo những lục lạc nhỏ (những di vật này tìm được ở nhiều địa danh như Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngoài ra còn tìm được cả đai lưng, có khóa đồng to bản được trang trí tỉ mỉ, đồng thời đính kèm theo những lục lạc nhỏ như ở bao tay). Giáp bao tay có tác dụng che chắn, bảo vệ, chém, gạt…”

” … Các tượng nam thấy hai tay có đeo vòng ống vòng tay dài cao tới ½ ống tay…”

” …Pho tượng này là nam giới nên phần chân bị thu hẹp tuy vẫn có cả vòng ống chân lộ ra…”

” Trang sức vòng ống:

Vòng ống được tìm thấy rất nhiều loại và đa dạng về kiểu dáng, có loại thành cao, có loại một đầu loe rộng, có loại vòng tròn, có loại trang trí dày đặc, nhiều kiểu dáng. Một số vòng ống độc đáo tìm thấy được ở Đông Sơn có chiều cao khoảng 2 – 3cm. Mặt ngoài của vòng có hoa văn trang trí nổi, phần giữa hai dải hoa văn là các làn sóng, hai bên mép vòng là dải hoa văn hình bông lúa có niên đại thế kỉ III hoặc IV TCN (đợt khai quật giám sát của Ô-van-xe 1935 – 1939). Vòng ống được tìm thấy trong khảo cổ nước ta chia thành các loại sau:

a. Vòng ống tay loại I:
có 32 chiếc hình trụ thường có chiều cao từ 6 – 7cm, có nhiều dải trang trí hoa văn, có tới 10 chiếc đeo nhạc đồng. Có nhiều loại vòng ống được tư nhân sưu tập ở Hà Nội và Nam Định đã triển lãm ở thành cổ năm 2006.

b. Vòng ống tay loại II: cao 7cm, có hoa văn trang trí và có khe hở để đeo vòng, vòng này được gài các chuông nhạc cân xứng, có tới 6 chuông nhạc một bên tay. Vòng ống tay này có loại miệng loe hình phễu…

c. Vòng đồng ống chân: cũng có những hoa văn trang trí giống ở trên trống đồng Ngọc Lũ, Phú Duy hay thạp đồng Đào Thịnh, cũng có cả những họa tiết trang trí như trên các dao găm và khóa thắt lưng, xà tích. Vòng ống chân được cắt dọc thành hai nửa, hai bên rìa có lỗ hay quai để xuyên dây vòng rồi buộc chặt vào ống chân. Vòng ống chân được đeo nhạc đồng. Trong những mộ táng ở Làng Vạc tìm thấy những vòng ống chân và cả vũ khí như dao găm đồng (mộ 11 hố 1, các mộ 20, 40 hố 2), có thể đây là mộ của đàn ông đi săn hoặc chiến đấu.

Vòng ống gắn nhạc đồng được đeo vào người để tăng yếu tố âm nhạc khi con người cử động. Ví dụ các điệu nhạc âm vang trong những điệu múa của người cổ. Ở Ấn Độ khi múa họ cũng đeo lục lạc vào người, người Thái khi múa xòe tình tứ những chiếc nhạc nhỏ được đeo vào phía dưới các ngón tay.”

– TƯ LIỆU HIỆN VẬT ( KIỂU DÁNG):

Có rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong đó có 2 dạng phổ biến nhất là ống được đính nhạc và ống có vân ngang trên bề mặt.

+ Bảo tàng Barbier Mueller ở thành phố Geneve. Hình chụp từ DVD ” đi tìm trang phục Việt”:

– Lấy từ topic Dong Son Artifacts trong forum Asia Finest Discussion Forum. Không rõ nguồn gốc:

– triển lãm cổ vật với chủ đề “Từ truyền thống Đông Sơn đến văn minh Đại Việt”, ngày 24/9/ 2010 tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng) phối hợp cùng nhà sưu tập cổ vật Hoàng Tiến Dũng:

– sách ” Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

– bài báo ” Chùm ảnh: Trang sức của người Việt cổ”, đăng ngày 12/10/2006, hình không rõ nguồn:

– triển lãm Nghệ thuật Đông Sơn, 26/9/2011, tại Hà Nội; hình từ bài báo ” Triển lãm Nghệ thuật Đông Sơn” của daibieunhandan.vn:

– bài viết “Văn hóa Đông Sơn – 85 Năm phát hiện và nghiên cứu” của Nguyễn Quốc Bình, 9/5/2009, hình không rõ nguồn gốc:

– TƯ LIỆU HIỆN VẬT ( CHẤT LIỆU): Dù là tư liệu hình ảnh hay chữ viết, người viết cũng chưa tìm thấy loại ống tay ống chân làm bằng bất kì chất liệu gì khác, ngoài đồng.

PHỤC DỰNG:

dựa vào các tư liệu chữ viết và hiện vật kể trên, ta có thể phục dựng lại bảng danh sách các mẫu hiện vật ống tay và ống chân như sau:

tranh phục dựng do Mitteam thực hiện

Một suy nghĩ 1 thoughts on “bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 5)

  1. Pingback: tổng kết project trang phục, nhà cửa, thuyền bè thời tiền Bắc Thuộc + nhà cửa thời đầu Bắc thuộc |

Bình luận về bài viết này