bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 3)

I. KIỂU TÓC ( PHẦN 3)

Danh sách các kiểu tóc được đề cập trong bài:

1.12. Vấn tóc

1.13. Búi tóc rẽ quạt

1.14. Trùm khăn/ đội mũ hình mái nhà

1.15. Búi tóc búp sen

1.16. Búi tóc búp sen nở

 

1.12. Vấn tóc:

Nguồn:

Ảnh nguồn từ một bài báo đã thất lạc. Hình chụp từ nhà hàng Trống Đồng

DVD ” đi tìm trang phục Việt”. Hình chụp từ nhà hàng Trống Đồng

DVD ” đi tìm trang phục Việt”. Hình chụp từ nhà hàng Trống Đồng

tượng người trên cán dao, chụp từ cuốn ” lịch sử quân sự Việt Nam”, tập 1

DVD ” đi tìm trang phục Việt” hoặc một số bài báo. Hình chụp từ nhà hàng Trống Đồng. Tượng bên góc trái tấm hình

Cũng hai bức tượng vừa nêu trên, ảnh chụp chính diện.

DVD ” đi tìm trang phục Việt”. Hình chụp từ nhà hàng Trống Đồng:

Cũng hai bức tượng vừa nêu trên, ảnh chụp chính diện.

cổ vật của bảo tàng Barbier Mueller ở thành phố Geneve. Hình chụp từ DVD Đi Tìm Trang Phục Việt.

cổ vật của bảo tàng Barbier Mueller ở thành phố Geneve. Hình chụp từ 1 bài báo đã thất lạc.

Từ baoangiang.com.vn, bài viết ” Thán phục ‘gu’ thẩm mỹ người tiền sơ sử Việt”. Hình chụp từ triển lãm mỹ thuật Đông Sơn tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội), kết thúc ngày 3/10/2011. Hiện link bài báo đã bị mất hết hình.

Từ baoangiang.com.vn, bài viết ” Thán phục ‘gu’ thẩm mỹ người tiền sơ sử Việt”. Hình chụp từ triển lãm mỹ thuật Đông Sơn tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội), kết thúc ngày 3/10/2011. Hiện link bài báo đã bị mất hết hình.

Từ baoangiang.com.vn, bài viết ” Thán phục ‘gu’ thẩm mỹ người tiền sơ sử Việt”. Hình chụp từ triển lãm mỹ thuật Đông Sơn tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội), kết thúc ngày 3/10/2011. Hiện link bài báo đã bị mất hết hình.

Giới tính sử dụng: nữ ( vì tượng mặc váy)/ có thể có nam ( hình chụp tại triển lãm Đại Học Mỹ Thuật khá mờ, khó xác nhận giới tính lẫn kiểu tóc các tượng)

Diễn giải:

xét từ hình 1 -> 3 trong số hình nguồn. Ta thấy cơ bản kiểu tóc này bao gồm một dải băng quấn quanh trán rồi chồng thêm một dải quấn quanh trán nữa. Dải kể sau có viền sọc, có lẽ biểu thị rằng đây kì thực là một dải đuôi sam tết bằng tóc, được quấn quanh đầu. Nếu theo giả thuyết này thì đây có thể xem là kiểu tóc sơ khai của cách vấn tóc về sau của phụ nữ Việt. Khác biệt duy nhất là dải đuôi sam này không được bọc trong cuộn vải mà thôi.

Tuy vậy, mọi thứ bắt đầu phức tạp khi ta nhìn vào phía sau gáy các tượng. Dưới đây là danh sách các biến thể từ nguồn hình đã trình bày ở trên:

– hình chụp từ cuốn ” lịch sử quân sự Việt Nam” vẽ lại mặt sau của tượng ở nhà hàng Trống Đồng: ” bím tóc” quấn 1 vòng quanh đầu, trông như 1 như dải băng hơn là bím tóc.
– hình 5 tính từ trên xuống trong bộ hình trên: có một khối tròn to ở sau gáy.
– hình 7 tính từ trên xuống trong bộ hình trên: có 1 khối hình chữ nhật nằm dọc từ sau gáy, thả dọc xuống cổ

( đó là chưa kể các hình 12, 13: các tượng này hình như cũng có 1 dải quấn quanh đầu nhưng lại không rõ giới tính).

Sự phức tạp của kiểu tóc này chủ yếu tập trung vào hai biến thể ở hình 5 và 7. Sau đây là một số cách giải thích:

– hình 5: quấn đuôi sam một vòng quanh đầu rồi thắt gút vào nhau ở gáy, tạo ra ” cục tròn” mà ta thấy trên tượng. Phần tóc thừa được thả xuống gáy
– hình 7: có lẽ là một chiếc kẹp tóc lớn bằng kim loại, hoặc cột một dải vải thả dọc xuống gáy để làm đẹp.

Tuy vậy tính thuyết phục của những cách giải thích trên vẫn chưa cao. Nhưng ta tạm bằng lòng với các giả thuyết này và phục dựng nó, trong khi chờ đợi những nghiên cứu sâu

Ảnh phục dựng :

phục dựng kiểu vấn tóc ở hình 1,2,3,4 ( Vechai vẽ)

phục dựng kiểu vấn tóc có ” cục tròn” sau gáy ở hình 5 ( bach_2611 vẽ).

phục dựng kiểu vấn tóc có khối chữ nhật nổi dọc sau gáy ở hình 7, với 2 giả thuyết ” kẹp tóc” và ” cột khăn” ( Vechai vẽ).

1.13. búi tóc rẽ quạt:

Nguồn:

bài viết ” Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng” của Nguyễn Việt ở viện Tiền Sử Đông Nam Á.

bài viết ” Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng” của Nguyễn Việt ở viện Tiền Sử Đông Nam Á.

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, chụp tại bảo tàng Barbier Mueller ở thành phố Geneve.

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, chụp tại bảo tàng Barbier Mueller ở thành phố Geneve.

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, nhà hàng Trống Đồng.

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, nhà hàng Trống Đồng

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, nhà hàng Trống Đồng

chụp từ sách lịch sử trang phục Việt Nam của bà Đoàn Thị Tình ( kiểu tóc ở bên phải tấm hình)

Giới tính sử dụng: nữ ( toàn bộ đều mặc váy)

Diễn giải: Các tượng đều thể hiện rõ một đường nổi quấn quanh đầu ( lại là dải băng). Tiếp đó, là một ” cái quạt” có đường kẻ sọc dọc ( biểu thị cho tóc) đặt dựng đứng trên đầu tượng, trong trạng thái xòe ra hết mức.

Hình ảnh rõ ràng, dễ nhận ra, nhưng vấn đề làm sao tạo ra một ” cái quạt” bằng tóc dựng đứng trên đỉnh đầu như thế vẫn là một bí ẩn mà chúng ta chưa biết được. Do đó, đã có 2 quan điểm tranh cãi rằng đây thật ra là một kiểu tóc hay là một loại nón gì đó? Tuy vậy, cá nhân người viết thiên về giả thuyết kiểu tóc hơn

Ảnh phục dựng :

Tranh do HoangAnh ( nhóm Mitteam) vẽ

quanh giả thuyết kiểu tóc, có một ý kiến cho rằng: Nếu đó thật sự là kiểu tóc, có lẽ người ta đã bới tóc lên và quấn nó quanh một tấm bảng hay cái gì tương tự thế để tạo ra một ” cái quạt” đang rẽ ra như ta thấy.

Nếu giả thuyết đó là đúng thì kiểu tóc thật ra phải như dưới đây:

Tranh do Vechai vẽ

1.14. Trùm khăn/ đội mũ mái nhà:

Nguồn:

Xuất hiện duy nhất trên DVD ” đi tìm trang phục Việt”, chụp tại nhà hàng Trống Đồng:

Giới tính sử dụng: nữ ( vì mặc váy)

Diễn giải:

tượng đội một cái gì đó trông như một cái mái nhà chụp lên đầu. Hai bên tai có hai cục tròn nhỏ, không rõ là do vô tình hay cố ý tạo ra ( vì trông giống như là phần đất thừa do tay nghệ nhân dùng nắn tạo ra khi chế tác, nhưng chưa kịp cắt bỏ đi). Sau gáy có một cục tròn nữa, lớn hơn.

” mái nhà” hoàn toàn trơn nhẵn, không có một đường kẻ sọc nào. Vì thế, ta bỏ qua giả thuyết đây là một kiểu tóc, chỉ còn hai giả thuyết rằng nó là một loại mũ hoặc một kiểu quấn khăn trên đầu.

GIẢ THUYẾT 1:

Tranh do bach_2611 vẽ. nghe có vẻ kì cục, nhưng người Nhật cũng có một loại mũ rơm na ná thế này nhưng mềm hơn.

GIẢ THUYẾT 2:

người phụ nữ búi tóc sau ót, trùm một chiếc khăn lên đầu. Chiếc khăn nhọn lên và nhô cao ở hướng chính diện người trùm khăn. Nếu giả thuyết này là đúng thì đây có thể xem là tiền thân của cách trùm khăn mỏ quạ sau này.

Tranh do Vechai vẽ

GIẢ THUYẾT 3:

Dựa trên ý tưởng nếu hai cục tròn hai bên mang tai của tượng là do chủ ý của nghệ nhân chứ không phải là một chi tiết thừa. Theo đó, đây có thể là một cách trùm khăn: người ta quấn phần khăn thừa vào 2 bên mang tai rồi dùng trâm xiên vào phần tóc ở mang tai để giữ cho khăn không rơi ra.

Tranh do Vechai vẽ

1.15. búi tóc búp sen

Nguồn:

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, chụp tại bảo tàng lịch sử Việt Nam ở Hà Nội

DVD ” đi tìm trang phục Việt”, chụp tại bảo tàng lịch sử Việt Nam ở Hà Nội

Sách lịch sử trang phục Việt Nam của bà Đoàn Thị Tình ( tượng ở giữa)

Sách Mỹ thuật Việt Nam

Giới tính sử dụng: nữ ( tất cả đều mặc váy)

Diễn giải: kiểu tóc thuộc dạng phổ biến nhất trên các chuôi dao thời trước Bắc thuộc. Tuy vậy, giải thích về loại kiểu tóc này rất khó khăn.

Phần ” búp sen” trên đỉnh đầu bức tượng thường được mô tả chia làm ba phần như sau:
– đoạn gốc ” búp sen”: có 1 đường khắc chạy vòng quanh chân ” búp sen” nọ, và có thêm 1 đường những lỗ nhỏ không rõ là gì chạy vòng quanh ngay dưới đường khắc ấy.
– đoạn giữa ” búp sen”: một vòng đầy những đường kẻ sọc chạy vòng quanh đầu
– đoạn đỉnh ” búp sen”: trơn láng, không có hoa văn gì cả

chưa đủ phức tạp, phần sau gáy bức tượng còn được mô tả có 1 ” chữ T” nổi ra, tách rời khỏi phần đầu của tượng, chỉ nối với đầu qua 3 mũi của ” chữ T” mà thôi

Rất khó để hình dung kiểu tóc này thật sự là gì. Đây là 2 giả thuyết mà tôi nghĩ ra được:
GIẢ THUYẾT 1:

Là một kiểu tóc:
– đoạn gốc ” búp sen” là một dải vải lớn quấn quanh đầu, hoặc là một chiếc vòng đồng siết chặt phần chân của búi tóc. Đường chấm nhỏ có thể là những chiếc trâm nhỏ đang xiên vào búi tóc, hoặc đơn giản chỉ là một hoa văn trên miếng vải hoặc miếng vòng đồng.
– đoạn giữa và đỉnh ” búp sen” đều là tóc. Cách thể hiện khác nhau chẳng qua là ý thích của tác giả.
– phần chữ T sau gáy là một bộ khung bằng đồng dùng để đỡ búi tóc

Tranh do Vechai vẽ

GIẢ THUYẾT 2:

đây kỳ thực chỉ là một cái mũ bằng kim loại ( bằng đồng). Mọi hoa văn ở phần gốc, giữa, đỉnh của ” búp sen”, thậm chí ” chữ T” sau gáy cũng chỉ là những họa tiết, bộ phận khác nhau của ” cái mũ” đó mà thôi.

Tranh do Vechai vẽ

1.16. búi tóc búp sen nở:

Nguồn:

Xuất hiện duy nhất trong bài viết ” Thanh kiếm ngắn Đông Sơn mang hình tượng Hai Bà Trưng” của Nguyễn Việt ở viện Tiền Sử Đông Nam Á:

Giới tính sử dụng: không xác định được, nhưng có lẽ chỉ có nữ ( do là biến thể của búi tóc búp sen)

Diễn giải:

Một biến thể ít thấy của búi tóc búp sen. Ở phiên bản này, ” búp sen” bị gọt mất đỉnh, chỉ còn lại phần kẻ sọc trở xuống. Bản thân phần kẻ sọc này cũng chỉ là một đường nổi nhổ lên khỏi mái tóc và đi quanh viền ngoài của đầu tượng mà thôi ( xem tấm chụp góc nhìn từ sau gáy).

Giải thích cho kiểu tóc ” búp sen” đã khó, giải thích cho kiểu tóc ” búp sen nở” này còn khó hơn. Họa sĩ lẫn người viết cũng chào thua, chỉ còn có thể dựa vào trí tưởng tượng của mình để phác họa ra hai giả thuyết sau:

GIẢ THUYẾT 1:

là một kiểu búi tóc kết hợp các loại phụ kiện bằng đồng để giữ búi tóc. Nhưng cụ thể búi tóc làm sao thì không biết được. Tranh do Vechai vẽ.

GIẢ THUYẾT 2:

tương tự như ở kiểu tóc ” búp sen”, là một cái mũ bằng đồng chụp lên đầu. Tranh do Vechai vẽ.

Một suy nghĩ 3 thoughts on “bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 3)

  1. Pingback: tổng kết project trang phục, nhà cửa, thuyền bè thời tiền Bắc Thuộc + nhà cửa thời đầu Bắc thuộc |

  2. nếu cái kiểu tóc ” mo nan ” không phải là một kiểu tóc mà là một cái mũ lông chim thì sao ạ ? Và cái búp sen nữa, em nghĩ nó cũng là một dạng của mũ chứ không phải là một công cụ kiểu tóc.

    Với tượng có kiểu đầu mái nhà, em ủng hộ giả thuyết mũ kiểu vỏ cây Nhật, nhưng phần phía sau được nối dài ra hơn để uốn thành một ống đựng tóc.

    Thích

Bình luận về bài viết này