bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 8)

III.TRANG SỨC ( PHẦN 4)

Danh sách các loại trang sức được đề cập trong bài:

3.5.Vòng tay.

3.5.VÒNG TAY: 

Vòng dùng để đeo vào cổ tay, đôi khi có thể đeo vào cả cổ chân

NGUỒN:

A/ KIỂU DÁNG:

– TƯ LIỆU CHỮ VIẾT:

Tất cả đều được trích từ sách ” Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=21694

” Các tượng nam thấy hai tay có đeo vòng ống vòng tay dài cao tới ½ ống tay.”

” 6.4. Trang sức vòng tay

Từ những vòng đồng có mặt cắt hình tam giác cân đến những hình vòng ống Đông Sơn đã xuất hiện các hoa văn tạo dáng đẹp. Trang sức vòng tay có nhiều loại tiết diện vá cách chế tác khác nhau, có loại hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, lòng máng sống trâu… Tất cả thường có trang trí hoa văn hình lông chim và hình học.

…những kiểu vòng đồng có kiểu dáng phong phú, đa dạng do có sự phát triển của nghệ thuật đúc đồng….

…Trang sức vòng tay, trâm cài đầu số lượng phong phú không kám các loại hạt chuỗi và hoa tai,…

-nhiều loại vòng thanh mảnh, hình vặn thừng; có vòng đặc, trang trí tiết diện tròn nhỏ để đeo nhiều vòng;
– có loại hình cong sống trâu trang trí khắc nổi;
– có loại vòng hình ống hở cạnh, cách khoảng 1,5cm có 5 vấu nhọn quấn xoắn ốc, trang trí vặn thừng nổi trên vòng ống chạy đuổi nhau độc đáo, vòng có kích thước 15,5cm, cao 5,5cm thuộc thế kỉ I, II, III TCN.
– Một số loại vòng tay thường được tạo tác là vòng tròn hoặc liên kết hình vòng tròn kiểu lò xo, to ở hai đầu, nhỏ ở giữa.”

” Vòng tay thủy tinh thường có màu xanh trong và khép kín. Vòng tay thủy tinh có ba loại cấu trúc theo hình cắt ngang là hình tam giác, hình bán nguyệt và hình ngũ giác. Những vòng tay này thường có kích thước lớn, đường kính khoảng 7cm, phần lớn có màu xanh trong đơn sắc một màu. Có loại vòng màu trắng đục, xanh đen, xanh lá mạ. Vòng tay được đúc bề mặt nhẵn mịn, bóng, thường có ưu điểm nhẹ hơn vòng đá.”

” Đồ trang sức chì xuất hiện vào khoảng cuối thời Đông Sơn, trong mộ thuyền Hà Tây, có mặt cắt hình lục giác, vòng tay lục giác nặng 500 – 600g”

– TƯ LIỆU HIỆN VẬT:

– Sách “ Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam“ của Trịnh Quang Vũ:

– Triển lãm “Từ truyền thống Đông Sơn đến văn minh Đại Việt” diễn ra ngày 24/09/2010, do Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm-Đà Nẵng phối hợp với nhà sưu tập Hoàng Tiến Dũng thực hiện. Hình từ các báo dantri, giacngo, CAND online, m.vtc.vn :

– Triển lãm “Về miền di sản” ở Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh TT-Huế diễn ra chiều 5/4/ 2012. Ảnh lấy từ bài báo ” Chiêm ngưỡng trên 1.000 báu vật văn hóa Đông Sơn” :

– từ topic Dong Son Artifacts trong forum Asia Finest Discussion Forum. Không rõ nguồn gốc.

– DVD “ Đi tìm trang phục Việt“, hiện vật tại di chỉ Gò Cây Tung thuộc văn hóa Óc Eo :

bằng đá

vòng tay bằng đá

– Bảo Tàng Lịch Sử ( Hà Nội). Hình từ bài báo “Thán phục gu thẩm mỹ của phụ nữ Việt 3.000 năm trước” của baodatviet.vn:

– “Festival Di sản Quảng Nam lần 5/2013”. Cổ vật văn hóa Đông Sơn – Sa Huỳnh – Óc Eo được trưng bày tại 39 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An. Các vòng tay nằm ở góc trên tấm hình:

– Hình tại website của Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia tại Hà Nội, mục “ hệ thống trưng bày“.

bằng đá

bằng đá

bằng đá

bằng đá

bằng đá

bằng thuỷ tinh

bằng thuỷ tinh

bằng vỏ nhuyễn thể

bằng vỏ nhuyễn thể

bằng đồng

bằng đồng

B/CHẤT LIỆU:

– TƯ LIỆU CHỮ VIẾT:

trích từ sách “ Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

+ Đá ngọc, mã não: 

” di chỉ Giồng Cá Vồ có tới 1406 hạt chuỗi, 28 khuyên tai, 32 vòng tay đá ngọc và mã não.”

” … Chế tác vòng tay thường bằng đá màu vàng, màu xanh hoặc màu đồng thau, cũng có loại vòng bằng thủy tinh, bằng ngọc nhưng hiếm.

…Trang sức vòng đồng được mô phỏng từ những vòng đá của thời kì Gò Mun….”

+ Đồng:

” Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, vòng đồng trang sức người Việt cổ tìm thấy ở Thiệu Dương, Đông Sơn có bản sắc riêng…

…Trang sức vòng đồng được mô phỏng từ những vòng đá của thời kì Gò Mun rồi từ đó sinh ra những kiểu vòng đồng có kiểu dáng phong phú, đa dạng do có sự phát triển của nghệ thuật đúc đồng…”

+ Thuỷ tinh:

” cũng có loại vòng bằng thủy tinh, bằng ngọc nhưng hiếm.”

” Người ta còn tìm được nhiều xỉ thủy tinh bọt, đoạn sợi thủy tinh xoắn, các phác vật vòng tay bằng thủy tinh còn rõ ràng dấu vết gia công, được cắt gọt, mài và tu sửa sau khi đúc…

…Riêng tại Thanh Hóa, Đông Sơn phát hiện nhiều vòng tay, khuyên tai và hạt chuỗi thủy tinh. Ở Xuân Lập tìm thấy một vòng đeo tay bằng thủy tinh…

Ngoài ra còn tìm thấy vòng tay và một đôi khuyên tai thủy tinh ở Định Công. Ở Núi Nấp cũng tìm thấy 2 đôi khuyên và 19 hạt chuỗi.

Ở Nghệ An (Làng Vạc) tìm thấy 6 vòng tay, 32 đôi khuyên tai, 200 hạt chuỗi đều là đồ thủy tinh. Ven bờ sông Lam, Đồng Mỏm, Xuân An (Hà Tĩnh), Quảng Bình (Đồng Hới) cũng tìm thấy vài đồ vật bằng thủy tinh.

Ở Quảng Nam có 7 địa điểm khảo cổ có trang sức thủy tinh thuộc khu Tam Mỹ, Núi Thành, Xuân Kì, Bàu Trám. Khu vực miền núi Tabling cũng tìm thấy các đồ trang sức bằng thủy tinh.

Vùng Quảng Ngãi, bãi biển Sa Huỳnh – Thanh Đức, phát hiện 1600 hạt chuỗi, vòng tay và khuyên tai. Tại các địa điểm Phú Lương, Long Thanh, gò Ma Vương, Tân Long cũng thấy nhiều trang sức thủy tinh.

Vùng lưu vực sông Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, Phú Hòa, Suối Chồn, Dầu Giây, Hang Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt cũng phát hiện nhiều vòng tay, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai có mấu và hạt chuỗi với số lượng lớn.”

+ Chì:

” Đồ trang sức chì xuất hiện vào khoảng cuối thời Đông Sơn, trong mộ thuyền Hà Tây, có mặt cắt hình lục giác, vòng tay lục giác nặng 500 – 600g”

Riêng bên phần hiện vật, bảo tàng Lịch Sử Việt Nam cung cấp cho ta hình ảnh các mẫu vòng làm bằng vỏ nhuyễn thể, đồng, thuỷ tinh và các loại đá có màu sắc khác nhau.

PHỤC DỰNG:

tranh phục dựng do Mitteam thực hiện

Chú thích:

– phần ” B.Mặt cắt” vẽ lại mẫu vòng đơn giản nhưng có mặt cắt khác nhau, dựa theo thông tin trong cuốn sách của Trịnh Quang Vũ.

(*): Thuỷ tinh: các màu trắng đục và xanh lá mạ được vẽ bằng suy luận dựa trên thông tin màu sắc do Trịnh Quang Vũ cung cấp, vì không có hiện vật bằng thuỷ tinh có màu tương đương.

(*): Chì: không có hình ảnh hiện vật làm bằng chì. Tranh vẽ bằng suy luận dựa trên thông tin do Trịnh Quang Vũ cung cấp,

Một suy nghĩ 1 thoughts on “bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 8)

  1. Pingback: tổng kết project trang phục, nhà cửa, thuyền bè thời tiền Bắc Thuộc + nhà cửa thời đầu Bắc thuộc |

Bình luận về bài viết này