bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 9)

III.TRANG SỨC ( PHẦN 5)

Danh sách các loại trang sức được đề cập trong bài:

3.6. Khuyên tai.

3.6. KHUYÊN TAI:

Trang sức để đeo vào tai.

NGUỒN:

A/ KIỂU DÁNG:

– TƯ LIỆU CHỮ VIẾT:

– Sách ” The birth of Vietnam” của Keith Taylor cung cấp một thông tin thú vị:

” Sư phụ của Tiết Tống là Lưu Hi, cũng phê bình về phụ nữ ở đất Nam. Lưu Hi coi người Giao Chỉ là những “người man di không thể sửa đổi được,” và ông trở về Bắc ngay khi những điều kiện cho phép. Về sau, ông viết một cuốn sách nhan đề “Chính Danh” và trong mục giải thích về tên gọi của những đồ trang sức phụ nữ, ông viết:

Trưng bày hạt ngọc trai bằng cách xâu vào lỗ tai: thế gọi là đeo bông tai. Nguyên thủy là do người man di phía Nam sử dụng. Những phụ nữ man di không tin cậy được; họ là những con người lang chạ đi lung tung ngủ hết với mọi người . Vì thế, họ bị bắt buộc phải đeo những thứ kêu leng keng ấy để giữ họ ở nhà. Ngày nay, những người ở Trung Quốc lại bắt chước họ.”

– Phần tư liệu dưới đây đều được trích từ sách ” Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=21694

” Văn hóa Sa Huỳnh có giao lưu với văn hóa Đông Sơn về nhiều mặt. Đặc biệt rất phong phú về trang sức bằng đá, mã não, thủy tinh, khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai vấu, rất tiêu biểu cho văn hóa Sa Huỳnh…Khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba vấu còn được tìm thấy ở Phi-líp-pin, Indonesia, Đài Loan và Hồng Kông, những vùng ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn.”

” …riêng loại khuyên tai hình vành khăn tương tự như trong di tích ở Đại Lãnh thấy khá nhiều trong giai đoạn văn hóa Gò Mun có niên đại cách ngày nay khoảng 3000 năm (Phong Châu – Vĩnh Phú đã phát hiện hơn 100 chiếc)…”

khuyên tai hình 4 vấu nhọn thấy ở các xưởng thủ công Đông Sơn như ở Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Phòng. … Riêng các loại khuyên tai hai đầu thú ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh, bên bờ sông Lam bằng đá, sừng màu đen cùng với một số vũ khí Đông Sơn bằng đồng thau (Văn Tấn – Trịnh Dương 1977). Khuyên tai 3 vấu nhọn tìm thấy ở Làng Vạc (Nghệ An) trong ngôi mộ thời Đông Sơn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khuyên tai hình con đỉa hiện nay ở nông thôn Việt Nam người ta vẫn còn đeo.”

” …Những đồ bạc, vàng ở Óc Eo châu thổ sông Cửu Long là khuyên tai con đỉa, khuyên tai chốt xoay…

“Trang sức khuyên tai thủy tinh phong phú hơn vòng tay nhiều, thường được dựa trên mẫu mã của vòng đá ngọc, phần lớn là các loại khuyên tai sau:

a. Loại khuyên tai vòng tròn có khe hở, mặt cắt hình thang có bậc (thường 2 bậc) để tạo gờ và một mặt phẳng.
b. Loại khuyên tai có ba mấu dài, có khe hở để đeo tai.
c. Khuyên tai có hình dọi xe với mặt cắt ngang hình tròn, mặt cắt dọc hình bát giác.
d. Loại khuyên tai bắt chước loại khuyên tai đá ngọc hai đầu thú. Nói chung đồ thủy tinh là dựa trên hình mẫu của đồ đá ngọc, riêng khuyên tai có mấu ở Làng Vạc thì các mấu được kéo dài gấp đôi so với khuyên tai đá ngọc. Có thể ưu điểm của thủy tinh do được đúc nên có kết cấu chắc mà không sợ gãy, vỡ. Khuyên tai thủy tinh có mấu nhọn, loại hai đầu thú được phát hiện nhiều, phải chăng người Việt cổ ưa chuộng loại trang sức này?”

– TƯ LIỆU HIỆN VẬT:

+ Sách ” lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

sách của Trịnh Quang Vũ vẽ lại mẫu vật này và cho rằng nó là khuyên tai

– bài báo “Thán phục gu thẩm mỹ của phụ nữ Việt 3.000 năm trước” của baodatviet.vn:

– website của Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia tại Hà Nội, mục “ hệ thống trưng bày“.

thuộc văn hoá Sa Huỳnh

bằng đá, tìm thấy ở Đồng Nai

bằng đá, tìm thấy ở Đồng Nai

bằng đá, tìm thấy ở Đồng Nai

bằng thuỷ tinh, tìm thấy ở Đồng Nai

bằng thuỷ tinh, tìm thấy ở Đồng Nai

bằng thuỷ tinh, tìm thấy ở Đồng Nai.

– website http://www.newvietart.com/index4.189.html của TS.Nguyễn Thị Hậu:

– Bài báo “ Khái cảm từ những đồ dùng Sa Huỳnh ( kỳ 4 & hết)”:

bằng đá, thuộc văn hoá Sa Huỳnh

– Triển lãm “ Di sản văn hóa biển Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam ( 18/05/2012):

Hạt, chuỗi khuyên tai hai đầu thú làm bằng đá quý, thuỷ tinh, cách ngày nay 2.500-2.000 năm, thuộc di chỉ Giồng Cá Vồ (Cần Thơ, TP HCM). Hình từ bài viết “ Ngắm cổ vật lịch sử thực thi chủ quyền biển Việt Nam” tại website Nguyễn Phú Trọng

– bài viết “ Văn hóa Sa Huỳnh – còn nhiều phát hiện bất ngờ”:

https://discoveryindochina.wordpress.com/2010/01/13/van-hoa-sa-huynh/

– bài viết “ Ghi chú về vàng Sa Huỳnh” của blog http://dzunglam.blogspot.com :

– bài viết “ Thú đam mê kì lạ của người đàn bà hoài cổ” trên báo dantri:

tuy không có ảnh màu nhưng bài báo cho biết chiếc khuyên trong hình làm bằng vàng ròng

– bài viết “ Thêm nhiều hiện vật quí tại di chỉ Phôi Phối – Bãi Cọi” của website http://dangcongsan.vn :

bằng đá đen

– bài viết “ Người Việt Nam khai thác và làm chủ biển Đông từ thời cổ đại” của website http://biengioilanhtho.gov.vn :

– topic Dong Son Artifacts trong forum Asia Finest Discussion Forum. Không rõ nguồn gốc:

B/CHẤT LIỆU:

– TƯ LIỆU CHỮ VIẾT:

trích từ sách “ Lịch sử trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam” của Trịnh Quang Vũ:

+ Đồng:

” những đồ mới phát hiện trong áo quan khoét rỗng hình thuyền là những di vật Đông Sơn điển hình như rìu, giáo, lao, dao găm có trang trí tay chắn hình sừng trâu, khuyên tai bằng đồng, bằng đá, đĩa đồng, thạp đồng. Có mộ còn chôn theo cả tiền ngũ thù thời Tây Hán muộn, những pho tượng, trâm cài, và khuyên tai đồng càng làm rõ, phong phú thêm cho trang phục thời Hùng Vương, Âu Lạc.”

+ Thuỷ tinh:

” … trong các di tích muộn, giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 6, 7 thế kỉ TCN, bên cạnh những khuyên tai bằng đá ngọc hình vành khăn còn phát hiện hơn khoảng 40 chiếc trong 11 di tích văn hóa Đông Sơn là khuyên tai bằng thủy tinh.

Khi đưa phân tích khuyên tai bằng thủy tinh Đông Sơn, đáng chú ý là kết quả phân tích có phần gần gũi với truyền thống chế tạo thủy tinh Ấn Độ khác với thủy tinh Trung Quốc.”

” Riêng tại Thanh Hóa, Đông Sơn phát hiện nhiều vòng tay, khuyên tai và hạt chuỗi thủy tinh….tìm thấy vòng tay và một đôi khuyên tai thủy tinh ở Định Công…Ở Nghệ An (Làng Vạc) tìm thấy 6 vòng tay, 32 đôi khuyên tai, 200 hạt chuỗi đều là đồ thủy tinh…”

+ Đá, đá ngọc:

” những đồ mới phát hiện trong áo quan khoét rỗng hình thuyền là những di vật Đông Sơn điển hình như rìu, giáo, lao, dao găm có trang trí tay chắn hình sừng trâu, khuyên tai bằng đồng, bằng đá, đĩa đồng, thạp đồng…”

” Dái tai có đeo khuyên (các kiểu khuyên tai này khảo cổ đã tìm được trong nhiều làng cổ thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu (cách đây 3000 – 4000 năm), có những khuyên tai bằng đá ngọc nặng tới 500g.”

” riêng loại khuyên tai hình vành khăn tương tự như trong di tích ở Đại Lãnh thấy khá nhiều trong giai đoạn văn hóa Gò Mun có niên đại cách ngày nay khoảng 3000 năm (Phong Châu – Vĩnh Phú đã phát hiện hơn 100 chiếc). Những khuyên tai này đều làm bằng đá ngọc, dáng nhỏ, đường kính vòng ngoài từ 2 đến 3cm theo Hà Văn Tấn – 1995…”

” …Khuyên tai hình 4 vấu nhọn thấy ở các xưởng thủ công Đông Sơn như ở Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Phòng. … Riêng các loại khuyên tai hai đầu thú ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh, bên bờ sông Lam bằng đá, sừng màu đen cùng với một số vũ khí Đông Sơn bằng đồng thau (Văn Tấn – Trịnh Dương 1977). Khuyên tai 3 vấu nhọn tìm thấy ở Làng Vạc (Nghệ An) trong ngôi mộ thời Đông Sơn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khuyên tai hình con đỉa hiện nay ở nông thôn Việt Nam người ta vẫn còn đeo.”

+ Sừng:

” …Khuyên tai hình 4 vấu nhọn thấy ở các xưởng thủ công Đông Sơn như ở Nghĩa Lập, Đồng Đậu, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Phòng. … Riêng các loại khuyên tai hai đầu thú ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh, bên bờ sông Lam bằng đá, sừng màu đen cùng với một số vũ khí Đông Sơn bằng đồng thau (Văn Tấn – Trịnh Dương 1977). Khuyên tai 3 vấu nhọn tìm thấy ở Làng Vạc (Nghệ An) trong ngôi mộ thời Đông Sơn ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Khuyên tai hình con đỉa hiện nay ở nông thôn Việt Nam người ta vẫn còn đeo.”

Bên phần hình chụp hiện vật, ta có ảnh của các loại khuyên tai bằng đồng, thuỷ tinh, các loại đá ngọc và đặc biệt có 2 chiếc khuyên bằng vàng thuộc di chỉ văn hoá Óc Eo.

PHỤC DỰNG:

Tranh phục dựng do Mitteam thực hiện

Chú thích:

+ 4(*): vẽ dựa mẫu hiện vật số 5, chỉnh sửa một chút để phù hợp với lời mô tả của Lưu Hi: khuyên tai có 1 bộ phận được đính ngọc trai để phát ra tiếng kêu khi người đeo trang sức nọ di chuyển.

+ 6(*): Dựa trên mẫu vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh trong bài viết “ Ghi chú về Sa Huỳnh”. Độ tin cậy của mẫu vật chưa được kiểm chứng vì nó nằm trong 1blog của cá nhân, nên ghi dấu (*) để lưu ý.

+ 18(*): Dựa trên mẫu vật thuộc văn hoá Sa Huỳnh trong bài báo “ thú đam mê kỳ lạ của người đàn bà hoài cổ”. Độ tin cậy của mẫu vật chưa được kiểm chứng. nên ghi dấu (*) để lưu ý.

+ 20(*): Dựa trên tấm hình trong bộ hình tại website của Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia. Không rõ có gì nhầm lẫn hay không, nhưng mẫu vật này được chú thích là khuyên tai.

+ Riêng mẫu vật làm bằng sừng: Không có ảnh hiện vật, nên nó được vẽ dựa trên hình dung của hoạ sĩ, phỏng theo thông tin do Trịnh Quang Vũ cung cấp.

Một suy nghĩ 1 thoughts on “bộ tư liệu phục dựng trang phục thời tiền Bắc thuộc ( phần 9)

  1. Pingback: tổng kết project trang phục, nhà cửa, thuyền bè thời tiền Bắc Thuộc + nhà cửa thời đầu Bắc thuộc |

Bình luận về bài viết này