Tokiomi’s real intention about Sakura.

I think this is the last change where we say about Tokiomi and what he did to Sakura.
https://www.facebook.com/TMTHEORY/posts/2413919575550098
https://www.facebook.com/TMTHEORY/posts/2435930946682294

Well, although is a fan of HF route, I always think Sakura’s tragedy is the…plot hole. To describe the setting lead to her tragedy, Nasu has to explain at least three points:


1/ Why Tokiomi sent her away.
2/ Why Sakura never asks anyone – especially is Rin – for help.
3/ What Sakura thinks about Shinji.

Nasu actually never explains clearly about anything among these points. I have to say that he usually tries to avoid explaining these points. That is why we have very many rumour and theories on the internet until now.
Another trouble with Nasu and Gen: instead of explaining everything in their novel, they have the fetish to explain it in …source material books, and interviews. It turns even the most simply points into something very…complex ( or confuse?).

However, today, we just says about Tokiomi.

Follow FZ novel, Tokiomi only says about his daughters in two scenes ( “battle with Kariya” and “the last meeting with Rin”). We know that, he:

  • always think about “the Family’s duty.”.
  • Thinks it is ok if his daughters fight ( and kills) each other in HGW.
  • Wants each of them received the best training to become the great Magus/Family’s heir.
  • Ordered his wife and Rin to forget Sakura after sent her away to Matou.
  • In his heart, he doesn’t want his daughters to become Magus.
  • He fears that Rin and Sakura can’t control their power, and will become the target of Sealing Designation.
  • He leaves everything to Rin, and hope she will have a good choice.

I. 谢羽•Alter – XIA YU’S POINTS ABOUT TOKIOMI:

But Xie Yu Alter, after gaining more information from other sources like Case File, Source material books,… she writes about many theories like this:


1/- You need Magic Crest to study magecraft.
2/- He fears that his daughters will fight against each other (because of Tohsaka’s Magic Crest) if they still live in the same family.
3/- If he doesn’t send Sakura to become Matou’s heir, he only can marry her to someone ( when she still a young girl.)
4/- He doesn’t know and can’t imagine anything about Matou’s training.
5/- As same as Shirou, he mistakes and thinks Zouken is the good guy.

6/- Because Tokiomi loves Sakura, he will rescue her if he knows about Matou’s training method.

Well. I feel sorry when you introduce Xie Yu to me too late. I really like that girl and hope to have a discussion with her. Sadly, she doesn’t access to Zhihu anymore. I think she is Rin Tohsaka in the reality. Although she understands very clearly about Tokiomi, she tries so best to make herself believes that he will not agree with Zouken’s awful training.
We will analyze Xie Yu’s points now:

1/ You need Magic Crest to study magecraft:

Actually, you don’t need it. We saw many characters who study Magecraft while they aren’t the heir or don’t have Magic Crest already:

  • Shirou Emiya.
  • Heine ( Case File – vol 1)
  • Sola-Ui
  • Aozaki Touko, if I remember correctly.

What the Magic Crest gives you actually:

  • it claims that you are the Family’s heir.
  • give your more many Magic Circuits to cast the spell.
  • you can use these magecrafts which is trained by your ancestors – stored in the Magic Crest.
  • 神秘 ( Mystery): The older Magic Crest, the more powerful its magecraft becomes. This ability will be lost if you split the Magic Crest into many parts.

And? That is all.

I have to remind you that, both Rin and Sakura finally have to study magecraft by themselves:

Rin: Kirei teaches her Bajiquan, and maybe some basic knowledge, but she has to read and study about Tohsaka’s secret magecraft by herself. That is why she lacks almost knowledge about HGW.

Sakura: Zouken never gives her Magic Crest, and almost never teaches her how to use her Hollow. After HF ending, she has to study to control her Elemental Hollow by herself. And she did it good ( Normal End).

Both Rin and Sakura finally have to study by themselves to control their power.

2/- He fears that his daughters will fight against each other (because of Tohsaka’s Magic Crest) if they still live in the same family.


He never mentions it in FZ. Xie Yu actually gained this idea when she’s reading Mahoutsukai No Yoru. Instead, he says it is fate and glory if his daughters fight against each other because of HGW:


“There is no such thing as a confrontation without sorrow.”


Not only that, he reminds Rin again in the last meeting with her:

“Rin, the Holy Grail will appear eventually. It is our duty as the Tōsaka family to win it. More importantly – if you want to be a magus, you can’t avoid it.”

Xie Yu tries her best to describe that Tokiomi does everything he could to prevent Rin-Sakura from killing each other:

  • Two sisters will kill each other because of Magic Crest, if they in the same family.
  • “ he says it is ok if they fight against each other. He doesn’t say it is ok if they kill each other.”.
  • He knows his daughters love each other. So, they will not fight against each other.
  • Under Tokiomi’s knowledge, it still 60 years until the next HGW.

Well. At first, in the Magus world, it is very very normal if you kill, torture, experiment and even rapes your enemies. They do it everytime. Even Rin in FSN usually mocks Shirou because he tries to win HGW but not kill Masters. Of course, Tokiomi doesn’t force them to kill each other. But if they do, he doesn’t mind. He actually says Rin shouldn’t avoid HGW ( and fights or kills Sakura) if she wants to become Magus.

We don’t have any evidence that Tokiomi knows or cares about his daughters love each other or not. But, if he knows, why he fears that these sisters will fight each other to win just Magic Crest, but believe they will side by side to win the more precious Holy Grail ( The Root)??? Not only that, he ordered Rin to forget Sakura, and still believe that they still love and will not become each other’s enemy in the future? What is this logic?

The next HGW is 60 years after? No problem. Very many Magus live for one-two centuries.
= > Summary, in FZ, he never mentions about sisters’ love or sisters’ war of Magic Crest.

3/ Marriage:


Xia Yu gain this idea when reading about Sola-Ui. Well, sooner or later, your children will marry someone. It is very normal.

But why she thinks that let Sakura marries some other Magus’s heir will help to protect her? I don’t know. From the beginning, Magic Crest or the Family’s heir isn’t protecting anyone, especially if they are Sealing Designation. Norikata has Magic Crest and is the heir of Emiya family, and he still got Sealing Designation, and is hunted by Mage Association.

Norikata, the Family heir, has Magic Crest, and Association still gives him Sealing Designation and hunts him.

4/ Tokiomi doesn’t know and can’t imagine Matou’s training method:

Xia Yu gets this idea while reading through Aozaki Aoko when reading Mahoutsukai No Yoru. And she thought that only Waver can imagine how to train other Magus’s magecraft.
Actually, in Nasuverse’s Magus world, exist two logics to imagine about the training:

  • Look at the magecraft, and use your knowledge to imagine its method.
  • The stronger magecraft, the more inhuman training you have to get through to train it.

If we read FSN and Case File, we will see many characters in there usually see each other’s magecraft and tries to imagine “ how can we train it” , “ how awful they have to get through” with their own knowledge:

  • Reines just read some information about HGW4, and she says the Matou’ method ( put worms in the Magus’body) is the very awful way. She even compares the Matou’s training to what these Princesses of Gold and Silver get through, although they princesses more beautiful than the worms magecraft very much.
  • Zouken never goes to Einzbern’s workshop, but he can imagine what they treated Illya as very inhuman. He actually tried to copy Einzbern’s method when creating Sakura become the Black Grail.
  • Illya looks at how Rin uses her jewel, and explains to Shirou what is her magecraft.
  • And more important: Everything you know about Sakura’s torturing is from Kirei. He never sees the worm pit. He just checks her body – as same as when he cured Kariya – and can say to you that she is raped by worms in a very cruel way.
Kirei Kotomine – never seen the worms pit or see how Zouken tortures Sakura. But thank to his knowledge, he still look at Sakura’s worms and report to you many thing about her’s suffering.

“ If he knows about how Zouken train Sakura, he will rescue her.”
Wait wait. From the beginning, anyone of us really know how Zouken trained Sakura?

Remember, until now, we actually never know exactly how Sakura is treated in the worms pit. Both Nasu and Gen never say about it clearly. We only know existed a “ sea of worms”( FSN) and “ Sakura is chained”(FZ) in there. Zouken only metioned that Sakura gets through “ thousand of tortures”. What you see in anime or FZ manga, actually it just the director/mangaka’s imagination. But it isn’t prevent us to understand that she is treated very cruel.

Matou, at first, was the Tohsaka’s ally. Then they become the rival and at war against each other for at least two times ( HGW2 and HGW3). Their standard magecraft is worms. While Reines can understand how awful it is just with some papers, and Kirei just by look at Sakura’s worms. How can Tohsaka family fights against that enemy for 200 years while still can’t imagine anything about their magecraft?

5/ Tokiomi think Zouken is the good guy:


Both in FZ and FSN, Kirei says that Tokiomi warning him about Zouken. “ He is very dangerous”, “ he is a vampire who sucks blood from the young boys in his basement.”.

From the beginning, Tokiomi never thinks Zouken is the good guy at all.

II. TOKIOMI’S REAL INTENTION ABOUT SAKURA:


Does Tokiomi love Sakura? What is his intention about Matou’s training? Actually, Gen explained everything, but in the…Interview of France during 2013 ( l’Épitanime 2013). And Tokiomi’s real intention actually is very very simple.

Yeah. I say it before. They turn even some simply points become something very complex just with this fetish “ if you want to know, read my interviews or source material books”. Don’t know why Xia Yu and every Chinese on Zhihu never mentions this interview. But, Gen answered that:

“ TMF : Did Tokiomi know what Sakura was going through after she was adopted by MATŌ?

U : What is important for Tokiomi is not filiation but magical progression in his family. So he is aware of literally throwing away (abandoning) his daughter.
One can imagine that Tokiomi tells himself that, through his darling daughter, he will come to have superior thaumaturgical powers.

Tokiomi knew that Sakura was going to suffer, but for him, it would allow him to become a real mage. As long as it increased the thaumaturgical potential of his family, he had no problem with Sakura’s treatments at MATŌ.
However, if he had known Sakura’s fate, to be a womb * for Zōken, he would have refused. He also imagined that if things went too far, Sakura could stop Zōken by herself. Unconsciously, even if he never said it, the fight between Sakura and Rin at the end of Heaven’s Feel was for him the best thing that could happen to TŌSAKA. Aoi, on the other hand, knew nothing.”

Compare what Gen answered in the interview and what we know in the novel. We can summary about Tokiomi like this:

  • Although Tokiomi loves his daughters, he finally will follow the family’s interest. But he always confuses about these feeling. That is why he finally let Rin be free to choose for her life.
  • He wants his daughter received the best training to become the great Magus ( receive Magic Crest, and becomes the Families’ heirs).
  • Every torturing is ok, as long as it helps his daughters become stronger/ the greater Magus.
  • He only refuses these methods which “ doesn’t help my daughter stronger.”.

= > Conclusion:

  • Let the worm rape and took Sakura’s virgin when she just five years old, to begin the training? Ok.
  • “ Give your body to the thousands of worms during 11 years – Zouken say”? Ok.
  • Black Grail? Maybe Ok.
  • “ The thousand of torturing – Zouken says”? Ok.
  • Rin and Sakura killing each other? Ok. If they want to kill.
  • Shinji rapes Sakura? Nope. Waste her time.
  • Zouken takes Sakura body as his new body? Nope.
  • Zouken forces Sakura to give birth, but doesn’t teach magecraft to her? Nope.

Summary, Tokiomi will never change his mind even if Kariya says something like “ they let the worms rape Sakura.”. But he will change his mind if Kariya says “ Zouken never want to teach magecraft to your daughter.”. The trouble is even Kariya doesn’t know Zouken’s intention,too.

Tokiomi as same as Norikata. They have a very twist love of Magus. Look at Norikata’s case. When the Church and Association massacring the island, he is very worry if his son was still safe. But he tries very hard in researching the potion which can turn Kiritsugu to… Dead Apostle to success the family’s magecraft. Yeah, he fears someone will kill her son, but think it is ok if his son becomes the monster and living in a nightmare.

The Gen’s answer is explained why Tokiomi always is described as the good father in other work,too:

  • Hanafuda minigame: He is angry when see Sakura fighting in HGW4, and ask Zouken to give his daughter back.
  • Sound Drama Stardust Operreta: Tokiomi shows his love to Sakura, and says “Sakura, are you treated well in that family? You look pretty fine. That is good.”

Xia Yu uses these two pieces of evidence to describe that, because Tokiomi loves Sakura, he will rescue her if he knows that she is worms raped. Well, actually, they Typemoon is trolling us:

  • In Hanafuda game: Tokiomi angry not because Sakura is put in a dangerous situation. He angry because Zouken let her joins the war while still not training her becomes the strong Magus. If you want my daughter to fight, do it after you trained her good enough. That is his logic.
  • in Drama: We remember that Sakura’s hair and eyes are the evidence of all torturing she endured during 11 years. Every Sakura’s fans – include Sudou – always haunted by it. And Tokiomi still says “ You look pretty fine”. That means he doesn’t have any matter with these experiment at all.
He actually mean: Only let my daughter join the war after when you trained her.

My, I hate it. Why Gen didn’t simply write it in the novel instead of that interview???


• This information shows us how funny Tokiomi thinking, too. Matou is different to Yggdmillennia. Yggdmillennia is a great family that need more manpower. That is why they’re welcome many Magus family who is weak or declining, and help to improve them.It is different with Matou, their bloodline is declining. They need someone to help them to revive the bloodline – in another word, give birth to them these children who have Magic Circuit. From the beginning, send a girl to them mean “ please, rape her and force her to give birth as you want.” already. In order to revive their blood, they don’t really need to teach magecraft to your daughter from the beginning. It is more terrible when we read HF route and know that Zouken ready to kill Sakura right after she gives birth the Matou’s child. He just stopped his original plan because Sakura is too good Black Grail.

III. BUT WHAT ABOUT SEALING DESIGNATION?


As I say above. Association doesn’t try to find who worth enough to become Sealing Designation. Rin even goes to study in their school, and they don’t even care to check her Element. If they really try to find, Rin – who lives alone in Tohsaka family and working for them – is captured by them from long ago already.

The trouble only occurs if you can’t control your power. In that situation, you will be killed to “ keep Magecraft in secret” before even they give your Sealing Designation. And I say you above, actually both Rin and Sakura study by themselves to control their power, with very little help from Kirei and Church. Tokiomi maybe has a concern about it. But if it is too serious, he never let Rin lives alone in the Tohsaka family, he will let someone adopts her instead.
Summary: “ Control it” and “ master it” is a too different concept. That is all.


And, it is very funny that, the more Sanda writes Case File – under the help of Nasu – the less unique of Sakura’ Hollow is. Until now, we have totally three persons who have Hollow: Sakura, Lev Lainur and Trisha Fellow.

It is more shocking when knowing that Trisha gains Element Hollow THROUGH TRAINING. While Sealing Designation only cares about these “special thaumaturgical abilities which cannot be acquired through the study”. That means no one care about Sakura’s Hollow anymore.

Trisha Fellow: changed her Element from Water to Hollow; as same as Sakura is forced to change from Hollow to Water.

IV. BUT, WHY NASU SAYS TOKIOMI IS BETTER FATHER IN THE MAGUS WORLD?


Yeah. He and Norikata really are better father compare to other Magus father. Do you want to know what the average Magus father did to their children?
Byron Iselma finds his way to reach the Root by experiment with both of his daughter. Princesses of God and Silver get through the training which as terrible as Matou’s worms. He finally killed one of his daughters, and think it is totally ok. He doesn’t care. Yes.

This is the only difference between the “ good Magus father” and the “ average Magus father.”:

Lord Byron: sees his daughters as the experimental things, cuts one of them to dead, and still thinks it is totally ok.
  • Average father: Please, gangrape and torture my daughter as you want, to turn her become a good tool for my interest.
  • Good father: Please, gangrape and torture my daughter as you want, to turn her become the superman for her sake.

Welcome you to “ the father day”. That is the only difference between them.

Xia Yu thinks that “ he loves me” = “ he is the good father”. She is really kind and simple girl.
Actually, “ he/she loves you” doesn’t mean anything. We can see very many crazy fans who love and ready to kill their idol. Remember, Rin is very loved Sakura, but she isn’t joking when killing her on day 9, we even have the bad end about it. Aoi loves Sakura, and Kariya uses her face to warning her about what is happening to Sakura,too. But she finally chooses her husband more than her daughter. FZ source material even confirms that has something wrong with her.

Conclusion:

  • Tokiomi loves Sakura? Yes.
  • Tokiomi is the good father?

If you feel ok with infant rape, gangrape and torture the 5 years old girl “ to turn her become the superman”. Yeah, he is the lovely and good dad.

But, yeah, he really loves his daughters.

THÓI QUEN VIẾT LÁCH VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN CỦA NẤM/GEN VÀ TYPE-MOON NÓI CHUNG:

Nấm không phải là người nghiêm túc khi bàn đến tính kết nối các tác phẩm trong thế giới của ông. Kara no Kyoukai, Tsukihime, FSN, FZ và FHA đều không hoàn toàn nằm cùng trên một timeline với các tác phẩm còn lại trong nhóm. Thế nhưng Shiki Tohno, Aozaki Touko, Akiha,… vẫn tồn tại trong thế giới FSN và ngược lại. Nhưng những sự kiện xảy ra với họ ở thế giới FSN sẽ không hoàn toàn trùng khớp với những gì đã xảy ra trong Tsukihime hay Kara no Kyoukai. Thậm chí, Shinji của FSN và Shinji của FHA là hai người khác nhau. “ Thế giới song song” là cái Nấm tạo ra, để ông có thể thoải mái viết các tác phẩm sau mà không cần quá quan tâm rằng có thông tin nào trong đó mâu thuẫn với những tác phẩm trước. Tác phẩm chính mà còn thế, thì lấy gì bảo đảm với những CD drama hay những sản phẩm ít nghiêm túc hơn?

Đã thế, việc bổ sung thông tin rải rác qua các buổi phỏng vấn, source material,… càng khiến việc cập nhật thông tin của các fan càng khó khăn hơn. Một số vấn đề tưởng như đơn giản, sau vài lần cập nhật thông tin, ngày càng biến thành một thứ gì đó vừa rối rắm vừa phức tạp quá mức cần thiết. Hãy lấy ví dụ 3 việc:

1/ Chuyện Rin và cái hầm sâu:

Nấm vốn viết câu chuyện về Sakura bằng bút pháp“ tránh miêu tả thảm kịch, nhưng vẫn khiến người đọc đau xót về thảm kịch”. Câu nói cảnh cáo của Medusa vào đêm ngày 10 “ Tôi sẽ giết cậu nếu cậu dám bảo rằng cậu hiểu.” nhấn mạnh ý đồ này. Bởi vậy, cả Nấm lẫn Gen đều tránh mô tả trực tiếp điều gì đã xảy ra với Sakura trong hầm sâu. Tới giờ, chúng ta chỉ được biết bao nhiêu đây thông tin:

  • Kirei ( ngày 9 HF route): Sakura đã bị bọn trùng hãm hiếp và biến đổi trong nhiều năm. Nhiều con sâu đã đồng hoá vào dây thần không, không gỡ ra được nữa.
  • Sakura ( ngày 9 HF route): Hồi tưởng, nói rằng chưa bao giờ giữ được ý thức quá 2 giờ trong hầm sâu.
  • Shinji ( ngày 11 HF route): Từng nhìn thấy Sakura đang khoả thân, bị cả một biển trùng bu vào người.
  • Zouken ( ngày 15 HF route): Nói rằng lão đã sử dụng cả nghìn cuộc tra tấn lên Sakura.
  • Sakura ( ngày 16 HF route): Nói rằng mình bị biến đổi tới cấp độ từng tế bào. Phải xin Zouken để được thở khi đang bị nhồi sâu.
  • Fate Zero: Cho biết thêm thông tin là Sakura bị xích trong hầm.

Thời xưa, độc giả hỏi nhau “ rốt cuộc Sakura bị cái gì?”, câu trả lời họ dành cho nhau thường là “ đại khái giống mấy cái H-game guro về quái vật.”. Cái thuật ngữ “ worms rape” mà độc giả tạo ra, chỉ là để giúp hình dung đại khái những gì đã diễn ra mà thôi. Nói tóm lại, sau 15 năm, những gì ta biết về thảm kịch của Sakura đều rất…mơ mơ hồ hồ. Một cái hầm, một đống xương người,một đàn sâu, ít nhất hai sợi dây xích, không giữ được ý thức quá hai giờ và không thể thở được. Chúng ta chỉ biết có thế.


Cho nên, lúc Nấm trả lời phỏng vấn hồi 2017 ( HF movie 1) rằng Rin không thể biết tường tận những gì đã xảy ra, mà chỉ có thể dựa vào kiến thức của mình để hình dung đại khái Sakura đã bị đối xử thế nào trong hầm sâu. Nấm chỉ lặp lại bút pháp mình sử dụng ngày trước.


Thế nhưng, Takeuchi lại lỡ miệng thêm vào một câu.


“ Nếu cô ấy biết, cô ấy sẽ không để chúng ( Zouken) làm vậy với Sakura.”.

Ý của Takeuchi là nói về tình thương và nhân tính của Rin. Nhưng nếu nhét vào bối cảnh 2 ngày 8-9 HF route thì nó sẽ rất mâu thuẫn. Cần biết là ngay khi nhìn thấy bọn sâu, Rin đã bình luận đây là cách luyện tập “ biến người thừa kế thành đồ chơi cho lũ trùng” và “ không dạy bằng trí óc, mà dạy bằng thân thể”. Nghĩa là cô đã hình dung được đại khái rồi. Vào đêm ngày 9, Kirei đã giải thích với Shirou những thông tin cơ bản quan trọng về “ worm rape”. Rin có mặt ở đó, không tỏ vẻ ngạc nhiên, mà rất buồn. Vậy, Rin đã “ biết”. Nhưng theo mạch truyện, cô ta không cứu, mà lại lùng giết em mình.

Vì mâu thuẫn này mà người đọc chúng ta, để biến câu trả lời kia thành hợp lí, chỉ có 2 cách giải thích:


a/ Đó là một cách troll độc giả: “ không để chúng làm như vậy với Sakura” không có nghĩa là sẽ cứu Sakura. Giết em mình cũng là một phương pháp “ đạt yêu cầu”.

b/ Ám chỉ áp lực tâm lí lên nhân tính của Rin ( xem lại việc cứu mạng Shirou – day 3): Nghĩa là muốn Rin làm việc tốt thì phải tạo ra một áp lực đủ nặng để nhân tính của cô chiến thắng tín điều của cô. Nói cách khác, giải thích cho Rin không đủ mà phải dùng đến những phương pháp nặng hơn, như bắt Rin tận mắt nhìn thấy em mình bị hãm hiếp như thế nào. Nhưng mà trời ơi, năm 2004 với điện thoại cục gạch, chẳng lẽ bảo Sakura xách máy quay vào hầm sâu ư? Zouken cho phép? Đừng nói tính cách Sakura không bao giờ làm chuyện đó. Với bất kỳ nạn nhân nào, nó vẫn là một sự xúc phạm rất lớn. Và cho dù Rin nghe xong có xông ra cứu em thật, tình chị em từ đó coi như cũng đoạn tuyệt.


= > Một câu chém gió của Takeuchi, tính cách của Rin đã bị tổn hại và twist cực kỳ nghiêm trọng.

2/ Chuyện Sakura sau route Fate và UBW:


Trong bài phỏng vấn HF movie 2, khi được hỏi Sakura có thể sống bình thường ở 2 route này, trong tình hình thể trạng ngập đầy sâu như vậy hay không? Nấm không trả lời được, mà kết thúc bằng câu:


“ Believe in your dream.”.


Nó chứng minh rằng thực ra Nấm cũng không suy nghĩ cặn kẽ gì về rất nhiều chi tiết trong truyện. 15 năm sau khi viết FSN, chính ông cũng không thực sự hình dung cái gì sẽ xảy ra với Sakura ở 2 route còn lại.

3/ Tokiomi:


Là nhân vật chịu trách nhiệm nhiều chuyện ở HF route, nhưng thực tế lại là nhân vật được sáng tạo ra sau khi HF route đã viết xong. Ngoài FZ ra, nhân vật này còn xuất hiện trong CD drama, mấy cái game đánh bài ( xem link) và còn được bổ sung thông tin trong các bài phỏng vấn và source material.


Về cơ bản, xét riêng FZ, tính cách nhân vật này có những điểm quan trọng như sau:

  • Đặc biệt coi trọng “ danh dự/ sứ mệnh của nhà Tohsaka”.
  • Coi con đường Magus là vinh quang.
  • Thương yêu và muốn con cái có một tương lai vẻ vang ( theo kiểu Magus).
  • Có xu hướng khù khờ, dễ tin tưởng người khác.

Nhưng nhiều thông tin của Tokiomi, thay vì ghi vào novel, thì lại được ghi vào source material, rồi thậm chí cả trả lời phỏng vấn. Nó khiến độc giả rất khó tổng kết về nhân vật này.
Ví dụ:

  • Dù Tokiomi thương vợ, nhưng source material lại nói rằng ông ta vốn theo đuổi Aoi vì khả năng sinh con của bà này.
  • Trong novel, Tokiomi lý giải lí do sắp xếp hai đứa con gái của mình là vừa để chúng có được tương lai huy hoàng ( kiểu Magus), vừa để tránh Phong Ấn Chỉ Định ( nhắc thoáng qua). Lão còn nói mình đã trăn trở rất nhiều. Thế, nhưng trong bài trả lời phỏng vấn ở Pháp năm 2013, Gen lại cho biết cái tôn chỉ tối cao của Tokiomi là sự phát triển ma thuật cho gia tộc. Và lão chấp nhận mọi thứ thí nghiệm và tra tấn lên Sakura, nếu nó giúp cô trở thành một Magus mạnh mẽ.

Với những thông tin bổ sung, tính cách Tokiomi trở nên rất phức tạp. Thay vì là một kẻ “ you know nothing” và tin người nên có nhiều quyết định sai lầm, Tokiomi được xác nhận là một kẻ dù rất yêu gia đình mình, nhưng luôn đặt nó xuống hàng thứ hai trước nhiệm vụ của gia tộc ( dù có dằn vặt).


“ Yêu một người nhưng vẫn sẵn sàng lợi dụng họ và đẩy họ vào địa ngục vì tương lai của họ lẫn của gia tộc mình.”. Dạng vậy, tương tự như Norikata Emiya.


Nói cách khác, chi tiết Tokiomi phẫn nộ khi nhìn thấy Sakura tham chiến HGW4 ( game đánh bài), hay chuyện Tokiomi trong CD drama trìu mến khen ngợi Sakura lúc lớn thật xinh đẹp và khoẻ mạnh lại không hoàn toàn mâu thuẫn với tính cách “ thương con” của ông:

Tokiomi nổi khùng khi thấy Sakura tham gia HGW4, và đòi lại con. Game đánh bài.
  • Ông ta phẫn nộ không phải vì Sakura bị đẩy vào nguy hiểm, mà là vì cô bị ép tham chiến khi chưa kịp được huấn luyện thành một Magus hùng mạnh. Đó là một sự uổng phí.
  • Ông ta thương yêu con nhưng lại hoàn toàn không cảm thấy việc con mình “ bị biến đổi đến từng tế bào” là cái gì đó khủng khiếp. Vì Magus đồng nghĩa với đau đớn.

Và cho đến hiện tại, rõ ràng là thế giới của Nấm đang ngày càng mở rộng theo hướng…này. Trong Case File:

  • Xuất hiện ngày càng nhiều nhân vật vượt trội hơn Sakura rất nhiều, nhưng không bị đóng Phong Ấn ( Flat).
  • Cùng với tình huống Rin và Kirei ở HF route, Reines cũng chỉ đọc tài liệu HGW4 mà hình dung về độ ghê tởm của phương pháp nhồi sâu nhà Matou. Nói cách khác, độc giả bắt buộc phải tự troll mình rằng “ hiểu tường tận phương pháp huấn luyện” và “ hiểu đại khái phương pháp huấn luyện”, hoặc “ hình dung sự ghê tởm của phương pháp huấn luyện” là ba khái niệm…khác nhau.
  • Số người có Element Hollow ngày càng nhiều, nghĩa là độ unique của Sakura ngày càng giảm. Tính đến giờ đã được 3 người kể cả Sakura. Và tệ nhất là 1 trong số đó có được Element này bằng phương pháp…học tập ( Trisha Fellows).
  • Sau trường hợp Norikata, Nấm và Sanda ngày càng khẳng định rằng sự bảo hộ của Khắc Ấn Ma Thuật và gia tộc lên người thừa kế là… không tồn tại. Đây cơ bản là một thế giới mạnh được yếu thua. Nói cách khác, nguyên nhân Rin sống suốt 10 năm không bị ai bắt bỏ lồng đơn giản vì cô…may mắn.
Trisha Fellows, người đã chuyển Element từ Water sang Hollow. Sanda thậm chí còn thừa nhận tạo ra nhân vật này như sự tương phản với Sakura.

Chỉ thấy tội bà Tạ Vũ bên Zhihu, rất hiểu Tokiomi, nhưng cố sống cố chết tin tưởng rằng “ nếu biết về cái hầm sâu, Tokiomi chắc chắn sẽ đi cứu Sakura về.”. Lẽ ra từ đầu đã không phải có bao nhiêu trận tranh cãi như thế, nếu Gen đơn giản viết thêm vài dòng vào truyện, thay vì vào bài…phỏng vấn. Điều buồn cười là, Tạ Vũ cóp nhặt nhiều mảnh thông tin để chứng minh niềm tin của mình. Nhưng đến khi các đối thủ cũng trích dẫn source material và các nguồn khác để chứng minh điều ngược lại, bà phải thừa nhận “ đừng quá chú ý đến setting.”. Nghĩa là setting của thế giới này đã phát triển đến độ tạo ra quá nhiều mâu thuẫn. Đến nỗi nếu muốn khiến chúng hợp lí, ta phải hiểu từng thông tin trong đó theo những cách cực kỳ lắt léo.

*Tái bút: Biết đâu vài năm nữa, ta sẽ phải lập luận ” Sakura giận Rin không có nghĩa là Sakura hận Rin.”?

HF ROUTE – NHỮNG CÁI KẾT, Ý NGHĨA VÀ SỰ DANG DỞ CỦA CHÚNG.

I. BAD END “ MIND OF STEEL ( Ý CHÍ SẮT THÉP)”:

Bà chị Rin là một kẻ luôn dối người, dối lòng. Cho nên việc tìm hiểu động cơ thật sự của cô ta nhiều lúc rất khó khăn. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng vào ngày 9, cô ta giết em để ngăn chặn Shadow ( nhưng xem setting bối cảnh lúc đó thì hoá ra không phải). Thậm chí, một thời gian dài, tôi còn nhầm tưởng ý Kirei ở Bad End này nói rằng Rin định giết Sakura rồi liều mạng giành Chén Thánh để hồi sinh em mình.

Cũng không phải nốt.

Hãy nghĩ lại xem? Rin là người như thế nào? Là một kẻ đi dây, lúc nào cũng chao đảo ngã về hoặc “ nhân tính”, hoặc “ Magus”. Cô ta muốn làm Magus, tuân theo luật Magus cũng không hẳn vì thích nó, mà vì tin vào cha mình. Bởi vì thế, lúc cô ta quả quyết “ tôi vì mọi người ( nhân tính)” thì đó là lúc cô ta đang biện bạch cho mục đích “ Magus” của mình, và ngược lại.

Quá trình hành động của Rin vào 2 ngày 8-9 như sau:

– Khi phát hiện ra cái hầm sâu. Cô ta nôn mửa, nghĩ đến em mình. Cô ta giờ đây đã hiểu “ thành người thừa kế nhà Matou” nghĩa là gì.

– Tiếp đó, cô ta quay ra, mắng chửi Shinji, rồi đọc một bài tuyên ngôn rằng Magus là những người vĩ đại như thế nào. Nói xong, Rin bỏ đi, không hề đến nhà Shirou tìm em mình.

– Sáng hôm sau. Rin gặp lại Shirou trên sân thượng trường học, ngầm lừa biến anh ta thành Familiar của mình để dễ bề khống chế ( nếu mắc mưu, sẽ dẫn đến Bad End nơi Sakura bị giết).

– Sau đó, trong thời gian rèn luyện Shirou, Rin mới biết em bị bệnh. Liền thu xếp đến thăm em. Nhưng đã quá trễ, trận chiến ở trường nổ ra.

– Sau cuộc chiến, Rin phát hiện ra Sakura thậm chí còn không phải là “ người thừa kế”, mà là vật thí nghiệm. Cơ thể không ổn định, theo luật Magus phải thủ tiêu để giữ bí mật.

– Thế là cô ta dùng nhiều lý do “ vì mọi người”, “ vì Sakura”, “ vì lệnh của Hiệp Hội” để thanh minh cho việc phải giết em.

Toàn thể quá trình này nói lên cái gì?

Nó nói lên rằng, dù rất thương em, Rin vẫn chưa đủ nghị lực để dứt khỏi con đường Magus để bảo vệ em mình. Sự thật tàn nhẫn càng khiến cô ta khủng hoảng, không dám đối diện với em.

Ý đồ đối phó với Sakura cũng hình thành trễ nhất là buổi sáng ngày 9 ( lừa Shirou lập hiệp ước), chứ không phải tối hôm đó. Một kẻ mất Servant như Shirou còn giá trị gì nếu không phải để đối phó với Sakura? Đây là biểu cảm của một người sẽ sẵn sàng bảo vệ em mình nếu nó gặp chuyện ư?

Dù Rin vẫn chưa thực sự muốn xuống tay với em ( lúc không kìm lòng được, đã suýt chạy đến thăm Sakura).Thế nhưng tình trạng thể chất của Sakura là một cái tát vào niềm tin của Rin “ Tokiomi luôn đúng”. Nó đẩy cô mạnh hơn vào thế phải lựa chọn, hoặc con người, hoặc Magus. Và thật “ may mắn”. Nó cũng gợi ý cho cô một lối thoát tinh thần khi có thể vừa giết em vừa giữ vững con đường Magus, nhưng vẫn làm như đang chiến đấu vì người dân vô tội.

Lưu ý ở đây: Nếu Rin nghe theo luật Magus, thì nguyên nhân chính không phải vì cô ta sợ bị trừng phạt, mà là cô ta sợ phải vất bỏ tất cả những gì mình tin tưởng suốt 11 năm chỉ trong 1 khoảng khắc. Nói cách khác, Rin giết em không phải vì luật Magus, càng không phải vì người dân, mà là vì quá sợ phải phản bội lại con đường lâu nay mình đã chọn. Đó là kiến giải của tôi.

Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra với Sakura nếu cô trót dại mà cầu cứu Rin sớm hơn vài năm, với cái vị thế “ người thừa kế nhà Matou” và “ cơ thể không ổn định” đó.

——————————–

Khi nghĩ rằng Rin sẽ giết Sakura, rồi cố gắng giành Chén Thánh để hồi sinh em mình. Đó là suy nghĩ của chúng ta đứng trên góc nhìn con người bình thường. Hãy nghĩ hơn về ý nghĩa của Bad End “ Ý chí sắt thép”:

Trong Bad End đó, cả hai anh chị cùng xúm lại giết một người thân yêu để giữ vững lý tưởng của mình. Shirou từ bỏ nhân tính để trở thành anh hùng. Vậy, nếu Rin từ bỏ nhân tính, cô ta sẽ còn lại cái gì, nếu không phải là lí tưởng trở thành Magus?

Đó là lí do Kirei nói Rin sẽ trở thành một người không từ thủ đoạn sau khi giết Sakura. Vì đó là điều duy nhất Rin còn lại. Hiển nhiên, nếu có thể giành được Chén Thánh, cô ta có lẽ sẽ thử dùng nó hồi sinh em. Nhưng nó không phải là mục tiêu tối thượng của Rin nữa. Chẳng ai dù là Kirei hay Rin nói câu nào về chuyện “ dùng Chén Thánh hồi sinh Sakura” cả. Nó chỉ là ảo tưởng của nhân tính chúng ta ( người đọc) tự bịa ra để tự an ủi mình mà thôi. Sau khi giết em, “ lời dạy của Tokiomi” và “ con đường Magus” là tất cả những gì Rin còn lại. Nếu cô ta không thể đạt được cả điều thứ hai, cô sẽ mất tất cả, điên loạn và suy sụp.

Rồi Rin sẽ ra sao?

Cô ta sẽ giết Shirou và bước vào Akasha, để đạt đến điều mà cha con cô ta ao ước, hay để chạy trốn khỏi tội lỗi mình?

Hay cô ta sẽ bất lực đứng nhìn Shirou phá huỷ Lesser Grail, rồi hoàn toàn phát điên vì suy sụp?

Hay cô ta sẽ tìm đến Zouken – nếu lão vẫn còn sống đến sau trận chiến – cầu xin lão dùng cái hầm sâu ấy để biến mình thành mạnh hơn, để chuẩn bị cho HGW6?

Dù sao đi nữa, “ Ý chí sắt đá” là một trong những bad end gây trăn trở và tò mò đến nỗi nhiều người muốn nó được trở thành một route hoàn chỉnh.

II. NORMAL END – CỐ ÉP NƯỚC MẮT NGƯỜI XEM:

Chúng ta được biết về quá trình viết HF route như thế này:

– Thời gian viết kéo dài đến 4 tháng, deadline gần kề.

– Nasu ngã bệnh, suýt định nhờ Gen viết hộ, rồi thôi.

– Không còn thời gian, phải trộn Sakura route và Illya route vào nhau. Mạch truyện vì thế có nhiều chỗ bất ổn, Sakura bị mất nhiều đất diễn.

– Vốn ban đầu định viết một ending buồn. Viết được 2/3 route lại đổi ý, nên viết thêm một happy end.

Những điều trên đều cho thấy rằng, cả 2 ending này bị viết khá vội, nên chất lượng khó mà bảo đảm.

Trong Normal End, để cố gắng ép nước mắt người xem, Nasu không ngại dẹp bớt nhiều chi tiết. Ví dụ như không cho Illya và Medusa xuất hiện ( dù họ đều còn sống). Rõ ràng, với quan hệ giữa Illya-Shirou-Kiritsugu, việc Illya hiểu tình cảm của Shirou hướng về Sakura, rồi việc Illya trở thành bạn thân của Sakura ở cuối Fate route,… việc hai người chia sẻ năm đầu tiên ở bên nhau là hiển nhiên lắm chứ? Chính Shirou từng hint rằng hắn sẵn sàng bỏ mạng để Sakura và Illya có thể được hạnh phúc mà cười nói, cùng nấu ăn sáng bên nhau kia mà.

Thế nên, tôi luôn thấy Normal End giống như một cái gì đó viết dở dang. Ừ thì nó có thể buồn thật, nhưng không thể cụt đầu cụt đuôi như thế này.

III. TRUE END – HAPPY END CỦA NHỮNG NỤ CƯỜI GƯỢNG?

Khi một tác giả bất ngờ bẻ lái, viết vội một happy end cho một câu chuyện bi kịch, người đọc sẽ nhanh chóng nhận ra “ có cái gì đó không ổn”. Bộ phim Hill House là ví dụ. Dù có happy ending, nhưng nó kỳ quái đến độ người xem phải hồ nghi “ đây là sự thật, hay là ảo giác của căn phòng ma ám đó???”. True End HF route cũng vậy.

Nhìn vào Sakura của True End (VN), ta thấy cái gì:

– Đôi mắt và màu tóc vẫn y nguyên không đổi, là hiện thân của vết sẹo tinh thần lẫn thể chất mãi mãi không lành. Mái tóc đen, màu mắt xanh vẫn mãi mãi không trở lại.

– Bọn trùng độc vẫn còn nằm rất nhiều trong cơ thể. Dù không nhiều như trước, nhưng vẫn là nhiều. Tác động của chúng đến Sakura giờ ra sao?

– Hỏi nhỏ: Sakura có còn khả năng sinh con không? Không ai trả lời. Nếu có, đứa con ấy có bị ảnh hưởng gì không? Cũng không ai trả lời.

– Rồi hội chứng PTSD hậu chấn thương tâm lý. Những cơn ác mộng, thấy mình bị bọn trùng hãm hiếp, thấy mình bị Shinji đánh đập, thấy mình hoá thành quỷ ăn thịt người. Nó đã tan biến chưa, bằng cách nào? Shirou sau 10 năm vẫn bị ám ảnh bởi trận lửa ngày đó, lẽ nào Sakura “ hồi phục” dễ dàng như vậy?

– Mảnh Chén Thánh vẫn còn nằm trong người. Giờ lại kế thừa một lượng Mana khổng lồ, phải liên tục “ đổ bớt” cho Rider và Shirou. Vẫn là một cơ thể không ổn định.

– Và cuối cùng, mặc cảm tội lỗi khi mạng của mình được đổi bằng mạng của bao nhiêu người vô tội.

“ Nếu em trở thành người xấu, anh có tha thứ cho em không?”

Một người như Sakura làm sao có thể mỉm cười nói “ quá khứ đã qua” mà quên hết mọi chuyện? Cô ta thậm chí còn không muốn sống để mà đối mặt với tội ác đó.

Những câu hỏi dài nối tiếp nhau, lão Nấm chẳng trả lời cái nào, chỉ để lại một dòng ngắn ngủi cùa Sakura:

“ Dù chậm, nhưng em đã có thể chấp nhận nhiều thứ. Em nghĩ nếu để mặc cảm tội lỗi đè bẹp mình thì cũng chẳng khác gì đang trốn chạy. Em sẽ cố hết sức làm những gì mình có thể làm.”

Nghĩa là bóng ma quá khứ vẫn còn đó, Sakura vẫn là Sakura, người “ cố gắng tự hài lòng và sống với những gì mình có”, người “ không muốn người khác lo lắng cho mình” như chúng ta đã biết?

Và điều quái đản nhất. Tại sao lại viết ending dưới góc nhìn của…Rin? Một bà chị có một khiếm khuyết tâm lý, luôn tin vào cái mình muốn tin, sẵn sàng bẻ cong hiện thực để vẽ ra một viễn cảnh màu hồng?

Câu hỏi của Rin ở cuối Ending luôn ám ảnh người đọc – những người hiểu Sakura:

“ Em có hạnh phúc không?”

Nếu là một người hiểu về tình trạng thể chất lẫn tính cách Sakura. Câu trả lời của bạn là gì?

Cho tới phút cuối cùng, Rin vẫn là Rin. Chị yêu em mình rất nhiều, nhưng không bao giờ hiểu nó, cũng không có khả năng chia sẻ, chăm sóc nó. Rin lúng túng không biết phải làm gì với em mình. Như lão Nấm cũng viết vào ngày 16:

“ Họ đã yêu thương cô ( Sakura) bằng cái cách vụng về của họ.”

– Ở trong Normal End, chị định mời em đến nhà Tohsaka sống cùng mình. Nhưng trên đời này, có nơi nào duy nhất mang đến cho Sakura những hồi ức đẹp? Nơi nào duy nhất từng có người cất tiếng hỏi “ em muốn làm gì?”? Rin muốn em dọn về nhà sống cùng mình, nhưng không hiểu rằng nơi đó chỉ gợi lên những ý ức buồn, cũng không hiểu rằng Sakura đã thật sự bị đuổi khỏi nhà Tohsaka từ lâu lắm rồi.

– Ở True End, chị tíu tíu nghĩ về những niềm vui, kể về những bất ngờ chị gặp phải ở Tháp Đồng Hồ. Và chị vẫn là chị, cô gái sống lạc quan trong cái thế giới tự mình vẽ ra. Trong cái thế giới đó, chị chịu hết mọi khổ đau, và em chị đang sống hạnh phúc. Ờ, thì có khá hơn một chút. Chị bắt đầu biết hỏi em mình

“ em có hạnh phúc không ? ( có đúng như chị đang nghĩ không?)”.

Hiển nhiên, Sakura sẽ cười. Tính cô có bao giờ muốn người khác lo lắng vì mình? Và được chị hỏi han thôi cũng đã là một niềm hạnh phúc.

——————————–

Có ai muốn biết cái gì sẽ xảy ra với một nạn nhân bị bạo hành sau khi họ thoát khỏi địa ngục không?

Jane Elliot mất ít nhất một năm với những cơn ác mộng và bao nhiêu lần thức giấc giữa đêm. Chị ta bò dưới gầm bàn để trốn một “ gã cha dượng” không có thật. Mất đến một năm bên chồng và các bạn để cô ta đủ dũng khí tố cáo kẻ đã làm điều đó với cô suốt mười mấy năm.

10 năm sau khi chuyện đó xảy ra, Lâm Dịch Hàm từng lấy chồng, rồi hôn nhân tan vỡ. Trầm cảm, khủng hoảng liên tục. Cô ta cuối cùng tự sát, chỉ vài tháng trước khi HF movie 1 được trình chiếu ( năm 2017).

Tôi may mắn được nói chuyện với một rape survivor cũng từng đọc FSN. Tôi hỏi chị ta một câu hoàn toàn nghiêm túc: “ có thể nào thoát khỏi PTSD không?”. Chị ta trả lời:  “ Không bao giờ.”. Đó là một lý do khiến chị ta tin rằng, dù Nấm thích viết về rape survivor, ông ta không thực sự hiểu họ.

Ám ảnh và những cơn ác mộng sẽ đeo bám các nạn nhân suốt phần đời còn lại. Họ hồi phục không phải bằng tình yêu, cũng không phải bằng một cái ôm của chị mình. Họ chống đỡ lại nó bằng bác sĩ và thuốc chống trầm cảm. Nó sẽ dịu đi, nhưng nó không bao giờ biến mất. Một số doujinshi cũng khai thác về vấn đề này. Bản thân tôi thì vẫn hình dung về những gì đang thực sự xảy ra kiểu như sau: Sakura hoảng loạn thức giấc lúc nửa đêm, rồi hai vợ chồng lại ôm nhau khóc. Cứ thế, và cứ thế. Gắng gượng mà sống. Nasu từng viết về chứng PTSD của Shirou. Vậy khó có thể nói ông ta không biết về điều này. Có thể đơn giản là ông không muốn nhắc đến nó, hoặc không nghĩ đến nó khi viết về Sakura mà thôi.

TÍNH CÁCH SAKURA

Không hiểu sao nhiều người lại bảo rằng tính cách Sakura rối rắm. Với cá nhân tôi thì tính cách nhân vật này đơn giản về dễ hiểu hơn Rin nhiều. Rin là kiểu người luôn tự dối người, dối lòng, khiến người đọc rất khó nắm bắt động cơ thật sự của cô ta ( ngay cả khi Rin có những đoạn độc thoại nội tâm). Trong khi đó, Sakura là nhân vật gần như thuần tuý hướng thiện. Cô ta cũng thường dối người, nhưng lại khá thành thật với bản thân. Vì thế, nếu thu thập đủ các thông tin miêu tả tính cách của nhân vật này, thì ta sẽ thấy Sakura khá dễ hiểu, dễ đoán. Toàn bộ nhân vật này có thể tóm lược vào ba hình ảnh và câu nói sau trong HF route:

– Câu nói chủ đề của route: “ Nếu em trở thành người xấu, anh có tha thứ cho em không?”

– Hình ảnh biểu tượng của route: Buổi hoàng hôn khi Shirou nhảy qua sào.

– Câu nói cuối cùng của Illya: “ Anh có muốn sống không? Bất kể phải sống một cuộc đời ra sao? Bất kể phải sống trong hình dạng thế nào?”.

Nasu gặp nhiều vấn đề khi viết HF, dù ông bảo đã dùng đến 4 tháng để viết route này ( thay vì 1 tháng với mỗi route còn lại). Một trong những thất bại lớn, theo tôi, là cách khắc họa nhân vật Sakura. Nasu gần như chỉ tập trung nhấn mạnh vào bi kịch của nhân vật, hơn là tập trung miêu tả làm nổi bật các nét tính cách của cô. Hậu quả của điều này là ngay cả các fan HF route cũng không ấn tượng được gì nhiều hơn câu “ Sakura khổ quá”. Theo tôi biết tới giờ cũng chỉ được có chừng vài người nhận ra những nét đẹp trong tính cách Sakura, đó là Noriko Shitaya ( seiyuu của Sakura), Farson135 ( có bài dịch hôm trước) và Tạ Vũ ( người TQ, trên Zhihu).

Dưới đây là tổng hợp các nét tính cách của Sakura. Chúng không tồn tại độc lập, mà hoà trộn lẫn nhau ( tuy nhiên lại khá dễ phân biệt), tạo ra nhân vật Sakura mà ta biết.

I. HƯỚNG THIỆN KHẮC KHỔ.

Ý nghĩa câu nói “ Nếu em trở thành người xấu, anh có tha thứ cho em không?”:

Đây là câu nói chủ đề, và cũng là một trong hai biểu tượng lớn nhất HF route.

Trong cả film lẫn VN, Sakura đều cười khi nghe Shirou nói rằng anh sẽ không tha thứ và phạt cô rất nặng. VN còn nói rằng, nụ cười của Sakura khi đó rất rạng rỡ, giống hệt lúc cô nhận hai món quà từ hai người cô yêu thương nhất – Chiếc Ruy băng và chìa khóa nhà Shirou.

Kẻ không hiểu sẽ tưởng rằng Sakura mắc chứng BDSM. Vậy ý nghĩa thực của câu nói này là gì?

Điều này được làm rõ vào ngày 7-8 của HF route. Đó là lần Shirou bất cẩn và bị thương, khiến Saber phải dìu anh về nhà. Sakura trong cơn sốt ruột, đã tức giận mắng Saber là đồ vô dụng, không bảo vệ được Master của mình ( dù người sai thật ra là Shirou). Rồi, nhận ra mình lỡ lời, cô xin lỗi Saber. Hiển nhiên là Saber bỏ qua, không để bụng. Rồi sao? Ngày hôm sau, Sakura âm thầm đến trường, một mình lau cả doujo rộng lớn, giữa trời đông giá lạnh. Cô coi đó là sự tự trừng phạt vì đã vô cớ mắng nhiếc Saber. Saber khi biết chuyện đã rất lo lắng, kết luận rằng Sakura là người quá nghiêm khắc với bản thân.

Chỉ một câu lỡ lời đã tự hành hạ mình như thế. Thì cái gì sẽ xảy ra nếu đó là một tội ác lớn, ví dụ như “ giết người”? Đáp án đó đến vào ngày 14, khi Sakura lỡ tay giết chết Shinji, để rồi nhận ra rằng mình đã “ từng giết” và ăn thịt gần 100 người vô tội ( bản chất thực sự của việc này, đã có bài riêng phân tích). Trong VN, nguyên nhân Sakura sụp đổ là do cô nhận ra mình đã quá quen với việc giết người. Từng ngày vật lộn với cái ác, đến lúc đó Sakura mới nhận ra rằng cái thiện trong cô từ lâu đã thất bại. Cô khóc và cười trong điên loạn, rồi bị hắc hóa hoàn toàn.

Một người như thế, có thể cười khi nghe người ta nói “ anh tha thứ cho em”, “ không phải lỗi của em” ư? Không đời nào. Câu trả lời đó chỉ khiến Sakura thêm dằn vặt mà thôi. Vì thế, cô đã cười hạnh phúc khi nghe Shirou nói. Không phải vì cô là một kẻ khổ dâm, mà vì cô nhận ra Shirou hiểu rất rõ về mình, hiểu nhiều đến mức đủ gọi là tri kỷ.

16 ngày của HF route, là 16 ngày Sakura vật lộn không chỉ với sự tra tấn về tinh thần lẫn thể xác, mà còn là cuộc chiến giành giật lương tri trước cái ác hùng mạnh. Movie HF3 không làm rõ được chi tiết này: Đó là Sakura vẫn tiếp tục vật lộn, ngay cả sau khi hoá ác.

– Cái ác trong Dark Sakura phải vất vả thuyết phục cô kết liễu chị mình mà không được ( ngày 14, HF route).

– Khi Illya nhắc nhớ Dark Sakura: “ Em chấp nhận “ nó” ( Shadow) bởi vì em không muốn giết ai cả. Và giờ em định giết người sao?”. Sakura liền ngừng lại và cùng Illya bỏ đi. ( ngày 14, HF route).

– Có lúc tuyệt vọng, Dark Sakura muốn trốn chạy, giả vờ rằng mình đã trở thành một con quỷ khát máu. Nhưng khi nghe Kirei mỉa mai “Dark Sakura vẫn chính là Sakura.”, cô lại thức tỉnh, tiếp tục vật lộn, thậm chí gửi cái bóng về nhà cầu xin Rin và Shirou bỏ chạy.

Không có nhân vật nào Nasu từng viết ra có một sự hướng thiện lớn đến thế. Akiha trong Tsuhime khi hoá điên đã trở thành một người cuồng ghen và bạo lực. Kể cả Saber cũng chịu khuất phục và tha hoá trước đống bùn đen, nhưng Sakura – dù trải qua những đau đớn khủng khiếp hơn nhiều – vẫn luôn không bỏ cuộc. Cô chỉ hoàn toàn sụp đổ trước phút cuối cùng, như ta thấy trong Bad End Femme Fatale.

II.  SỨC CHỊU ĐỰNG KINH NGƯỜI:

Hình tượng Shirou cố nhảy qua sào trong buổi chiều hoàng hôn.

Đây lả biểu tượng lớn thứ hai và cũng gợi lên nội dung chính của HF route. Nó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy Sakura kém hấp dẫn so với Rin, Saber.

Trong buổi chiều hôm đó, Sakura đã thấy gì? Một cậu bé cố gắng nhảy qua cái sào cao. cậu ta thất bại hết lần này đến lần khác, CHƯA BAO GIỜ THÀNH CÔNG. Nhưng cậu ta cứ nhảy, cho đến khi phải bỏ cuộc. Sakura yêu Shirou từ lúc đó, không phải vì suy nghĩ “ chiến đấu và chiến thắng”, mà vì cậu đã động viên cô rằng “ dù không còn lối thoát, hãy vùng vẫy thật lâu, cho đến khi gục ngã.”. Đó cũng là đặc điểm của câu chuyện về Sakura. Farson135 có phân tích về điều này trong một bài dịch đã upload trước đây.

Vì thế, khác với Rin hay Sakura, Sakura không phải là dạng nhân vật được tạo ra để vung kiếm và oanh liệt đánh thắng kẻ thù. Cũng như Frodo, cô tỏa sáng bằng sức chịu đựng ngoan cường. Để rồi, khi họ thất bại, chúng ta phải ngả mũ trầm trồ “ sao con người đó có thể đứng vững lâu đến thế?”. Dũng cảm không phải là không sợ. Dũng cảm là sợ nhưng vẫn dám làm.

Suốt 16 ngày của HF route là sự vật lộn của Sakura để giữ lấy lương tri và sự sống. Đó cũng là 16 ngày mà Nasu dội xuống đầu cô mọi kiểu đày đọa về thể xác lẫn tâm hồn mà lão thời đó có thể nghĩ ra được. Rin bị nuốt chửng và phát điên chỉ một lúc sau ( Bad End Femme Fatale). Sakura chịu đựng suốt 11 năm và 16 ngày, chỉ gục ngã vài giờ trước khi HGW kết thúc. Các anti-fan nhăn mặt, gọi cô là trauma collector. Các fan thì nghẹt thở, không nhớ được gì nữa ngoài những đau đớn cùng cực mà cô phải chịu:

– Đêm ngày 4: Rider bị đánh bại.

– Sáng ngày 5: Bắt đầu giảm thị lực. Nhìn nhầm bức tường là cánh cửa. Rồi bị ngất lần đầu. Kiệt sức, sốt cao.

– Đêm ngày 6: Nuốt chửng Lancer.

– Ngày 7: Khó thở.

– Đêm ngày 7: Nuốt chửng Caster.

– Đêm ngày 8: Nuốt Saber.

– Ngày 9: Không bị mệt nhưng vẫn sốt cao, ngất xỉu. Không thở được. Tứ chi bị liệt xúc giác.

– Ngày 10: Nuốt chửng Berserker. Bắt đầu ói ra máu và dịch vị.

– Ngày 11: Mất vị giác. Bị bọn sâu kích dục cực độ, gần như muốn phát điên.

– Ngày 12: Chính thức bị mù hoàn toàn. Thân thể ngày càng yếu, làm rơi vỡ liên tục. Trí nhớ ngày càng mờ nhạt, quên luôn cách cầm đũa.

– Đêm ngày 12: Bị Gilgamesh chặt tay chân.

– Sáng ngày 13: Ngoài da mới liền lại, nhưng xương thịt bên trong bị chặt vẫn chưa lành.

– Ngày 15: Bị tha hoá thành Dark Sakura, đau đớn cùng cực.

– Ngày 16 ( nếu không được cứu): Mất hoàn toàn trí nhớ, quên mất mình là ai, mình từng yêu ai. Một mình bước vào Akasha, tìm kiếm một senpai mà chính mình không còn nhớ mặt ( Fate/Unlimited Codes).

Sức chịu đựng của Sakura kỳ thực được rất nhiều nhân vật trong Fate tán dương, trực tiếp hay gián tiếp:

– Người đầu tiên khen ngợi cô là Kirei. Khi nhận ra thể trạng của Sakura – ngày 9 – ông ta trầm trồ không hiểu nổi tại sao cô có thể giữ được lý trí lâu như vậy. Người bình thường lẽ ra đã hóa điên từ lâu lắm rồi.

– Kẻ kế tiếp là Gilgamesh. Khi bắn gục Sakura trong hẻm – đêm ngày 12 – ông ta đã phải ngạc nhiên khi nhìn Sakura vẫn quằn quại không chịu chết.

 “ Tại sao cô lại bám víu lấy cuộc đời này một cách khốn khổ như vậy?”.

Lời nói đó có khác gì sự tán thưởng cho sức sống mãnh liệt của Sakura?

– Rồi đến cả Rin, người luôn xù lông nhím mỗi khi chạm mặt Sakura ( HF route) cũng vô tình gián tiếp khen ngợi em gái mình. Đó là khi Rin thốt lên sự ngưỡng mộ trước quyết tâm kỳ dị của Shirou lúc nhảy sào. Cô thừa nhận mình sẽ bỏ cuộc ngay khi đứng trước một khó khăn mà cô biết mình không thể vượt qua. “ Rin sẽ ra sao khi cô bị đưa đến nhà Matou”? Rin chắc chắn đã tự sát từ lâu lắm rồi. Chỉ có một đứa con gái vẫn không bỏ cuộc sau 11 năm, với một sức chịu đựng lớn đến mức bị người ta ngộ nhận là hèn nhát.

– Và kẻ cuối cùng, kẻ đem lại cho cô nhiều đau khổ nhất, và là kẻ hiểu cô nhất, cũng nói lời “yêu” cô. Zouken. Vào ngày 15, lão bất ngờ gọi cô là “ cô dâu xinh đẹp”. Đó không chỉ là sự bộc lộ của dâm ý bình thường. Nó còn là sự công nhận của Zouken về một tố chất của Sakura mà lão rất coi trọng. Thực thể hóa linh hồn, rồi nhập vào xác người để bắt đầu một cuộc sống mới. Với một kẻ lúc nào cũng quay cuồng trong nỗi sợ hãi cái chết, thì còn nơi trú thân nào an toàn và bền vững hơn thân thể của một người ham sống mãnh liệt như Sakura?

III. MẶC CẢM TỰ TI VÀ TỘI LỖI:

Đây là điều thường thấy ở những nạn nhân bị xâm hại hoặc bạo hành. Sakura cũng vậy. Cô có xu hướng so sánh mình với Rin ( cụ thể là cái mặt nạ Idol của Rin) và liên tục thoá mạ mình là kẻ “ dơ bẩn”, “ ích kỷ”, “ xấu xa”, “ không xinh đẹp”, “ hay khóc nhè”. Những tố chất như nghị lực sống thì cô gọi nó là biểu hiện của sự “ hèn nhát.”. Nói chung, người đọc gần như không thể đánh giá Sakura qua những gì cô ta…tự nói về mình.

Mặt tính cách này được Sakura sử dụng – vô thức hay cố tình – như một liệu pháp tâm lý để giữ mình không phát điên hay tha hoá.

– Chúng ta biết rằng cái hầm sâu – nơi Sakura bị hãm hiếp hàng ngày – không đơn giản là một cái hầm sâu. Nó là một cái nghĩa địa khổng lồ, đầy xác chết và tro cốt. Không chỉ thế, nó còn bốc lên một cái mùi cực kỳ kinh khủng. Rin đã nôn mửa ngay khi bước vào hầm ( ngày 8, HF route).

– Movie HF2 còn nhấn mạnh hơn. Sakura không có cách nào trốn chạy khỏi sự tra tấn. Ngay cả khi ngất đi, cô vẫn thấy mình tiếp tục bị đàn sâu hãm hiếp, trong những giấc mơ.

– Nasu trong Fate Zero/material nói rằng Sakura phải đọc truyện ma để giữ cân bằng tâm lí. Điều này cho thấy cô không chỉ chịu đựng, mà còn tìm kiếm mọi biện pháp tinh thần có thể để tăng khả năng chịu đựng của mình.

Cô ta có xu hướng hạ thấp mình trở thành một thứ gì đó hèn kém và xấu xa, để có thể suy nghĩ theo hướng “Đó là lỗi của mình. Họ hành hạ mình như thế là phải.”. Ở tình cảnh cô, suy nghĩ về những thứ như “ mình vốn là một Ojousama cơ mà.” chỉ càng khiến bản thân phẫn uất trong vô ích mà thôi. Tuy vậy, liệu pháp này giúp cô an thần khi phải chịu đựng những điều tồi tệ, chứ nó không ngăn cản cô phản kháng khi điều đó sắp xảy ra. Điển hình là Shinji có nói rằng Sakura luôn chống cự mỗi khi hắn xâm hại cô. Chỉ là cô thường buông xuôi giữa chừng.

Bản thân Nasu trong truyện chỉ sử dụng mặt tính cách này như một cách gợi sự cảm thương của người đọc, hoặc làm một nét phụ trợ cho các mặt tính cách khác.

IV. HÀI LÒNG VỚI NHỮNG GÌ MÌNH CÓ:

Kariya trong FZ có nói Sakura đã đóng kín trái tim mình từ lâu. Shirou trong ngày 13 cũng nhận ra điều này khi hỏi cô muốn làm gì sau HGW kết thúc. Cũng như Illya hay cặp Công Chúa Hoàng Kim, từ lâu, Sakura không còn bất cứ ham muốn gì cao xa nữa. Những người như cô thường tránh nghĩ về tương lai. Vì thế, Sakura luôn cố gắng hài lòng và tìm niềm vui trong những thứ nhỏ bé mà cô có, ngay cả khi nó rất vụn vặt và không bền vững.

Không giống VN lắm, nhưng nói chung cũng tương tự vậy.

– Ngày 8 HF route: Trong lúc Rin nôn mửa trong hầm sâu, thì Sakura đang cười hạnh phúc khi…chơi oẳn tù tì với Shirou, để chọn người nấu cơm tối.

– Ngày 9 HF route: Dưới cơn mưa, cô cũng bộc bạch với Shirou rằng chỉ việc được đi bên anh ta thôi đã là hạnh phúc lắm rồi. Dù cô biết sớm muộn anh ta sẽ đến với một người con gái khác.

– Ngày 11 HF route: Sakura cũng thổ lộ rằng, cô hạnh phúc khi được Nee-san chào hỏi mỗi khi gặp mặt, dù bà chị đó suốt 11 năm không chịu nhận em.

– Cũng ngày hôm đó, cô cười hạnh phúc khi thấy Rin bị gọi là Nee-san mà vẫn chấp nhận, dù là kiểu chấp nhận rất chua ngoa “ muốn gọi gì thì gọi. Đằng nào cái nhà này cũng có tới 2 senpai. Cứ gọi vậy cho đỡ nhầm.”.

– Sakura cũng biết từ lâu rằng Shirou thầm thích Rin. Nhưng cô không phản đối nếu họ đến bên nhau.

Ở đây, mặc cảm tự ti có tác dụng hỗ trợ rất lớn. Nếu không nhờ tính tự ti, Sakura không bao giờ có thể tiết chế mình đến như vậy. Mỗi khi cố tự hài lòng với bản thân, cô thường nói kèm theo những câu kiểu như “em còn mong gì hơn nữa?”, “em làm sao so sánh với Nee-san được. Anh thích chị ấy là phải.”. Nhờ thế, việc cứu Dark Sakura trở nên cực kỳ đơn giản. Dù có đối xử với em mình tồi tệ đến mức nào, Rin vẫn dễ dàng được tha thứ, chỉ cần cô chứng minh cho Sakura thấy là cô yêu em gái mình.

V. NHẪN NHỊN:

Một công cụ đắc lực khác giúp Sakura kiềm chế bản thân mình. Sức nhẫn nhịn của cô cũng khủng khiếp như khả năng chịu đựng của cô vậy. Và cô làm điều này nhiều đến mức người đọc có thể tưởng nhầm là cô rất yếu ớt, dễ bị đánh bại. Điển hình là cách cô nhẫn nhịn trước chị mình:

– Ngày 9 HF route: Sau khi phát hiện gần hết sự thật về Sakura, quyết định đầu tiên của Rin là…đuổi giết em mình. Nhưng Sakura chỉ bỏ chạy, không chống lại hay căm thù chị, dù chính Sakura vừa tự sát để cứu cả Shirou và chị, dù thực ra cả hai người đều sở hữu Servant, .

– Ngày 11-13: Khi hai chị em cùng sống chung với nhau. Sakura càng cố tiếp cận thì Rin càng xù lông nhím. Bà chị này quá sợ hãi phải vứt bỏ con đường Magus và lời dạy của cha để đến với em mình. Thay vì đáp lại tình cảm của Sakura, Rin mắng nhiếc em liên tục, doạ giết em mình đến 2 lần.

Rin thậm chí còn công khai NTR Shirou trước mặt em gái mình đến 5 lần, mà đỉnh điểm nhất là việc thổ lộ mình cũng yêu Shirou từ cái buổi chiều hoàng hôn ấy. Kinh dị ở chỗ, Rin thổ lộ ngay sau khi vừa khuyên Shirou nên kết liễu Sakura để chấm dứt đau khổ của cô. Sakura bị buộc phải nằm nghe tất cả cuộc trò chuyện, khi tay chân cô vừa bị chặt chưa lành, còn những hồi ức đẹp thì đang dần bị xoá sạch. Đây là một sự đả kích khủng khiếp với một người đang hấp hối.

Thế nhưng, Sakura rất giỏi nhẫn nhịn. Từ khi phát hiện mình là Shadow ( ngày 10), cô càng tập trung cao độ vào việc kìm chế bản thân. Chỉ một hận ý nhỏ nhoi là Rin có nguy cơ đầu lăn dưới đất hệt như Shinji sau này, ngay lập tức. Vì thế, mỗi khi bị chị mắng nhiếc, xúc phạm, Sakura đều gượng cười. Vào thời khắc bị đả kích mạnh mẽ nhất, cô chỉ âm thầm tủi thân nằm khóc một mình, cố gắng kiềm chế không hận chị. Ngay cả sau khi hoá ác, Sakura vẫn nén giận gửi cái bóng về nhà, cầu xin Rin và Shirou bỏ chạy, cũng như công nhận tình cảm của chị dành cho người cô yêu ( “trao duyên”, chính là nó.). Đúng như Zouken nhận xét về cô:

“ Miếng thịt đó cố gắng để không hận thế giới này.”

Vì lý do trên, Sakura kỳ thực không phải yandere, dù rất nhiều doujin và meme mô tả cô theo hướng đó.

VI. KHÔNG MUỐN NGƯỜI KHÁC LO LẮNG CHO MÌNH:

Đây là một biểu hiện của lòng tự trọng/tự ái nơi Sakura. Dù đang phải chịu đựng những đau đớn và đả kích lớn đến mức nào, Sakura thường rất ít khi thổ lộ nó ra bên ngoài.

– Xét cả HF route, Sakura dù luôn gọi mình là kẻ hay khóc nhè. Nhưng kỳ thực, cô chỉ khóc trước mặt Shirou 2 lần ( cơn mưa ngày 9; đêm ngày 13), khóc với Rin một lần duy nhất ( trận chiến cuối ngày 16 HF route). Chính Sudou mới là người biến Sakura thành kẻ hay khóc nhè, khi thêm vào cho cô quá nhiều cảnh khóc mới.

–  Suốt những ngày 11-13, dù cơ thể suy kiệt và đau đớn cùng cực, Sakura vẫn cố đi lại, sinh hoạt như bình thường. Muốn giúp huấn luyện Shirou nhưng Rin không cho, cô chuyển sang nấu cơm cho cả nhà. Không một ai nhận ra rằng cô thật ra đã bị mù và mất vị giác từ lâu, thân thể đang đến mức cực hạn. Sakura thậm chí còn không kêu la sau khi bị Gilgamesh chặt tay chân. Khi tỉnh dậy, cô vẫn giả vờ tươi cười chào hỏi Rin và Shirou.

– Cô còn có xu hướng nói giảm, nói tránh khi đề cập đến thảm kịch của mình. VD như khi thấy Shirou áy náy về những gì đã xảy ra, Sakura trấn an anh ta rằng “ nó không tệ như anh nghĩ đâu.”. Cô thường không kể lể hay đề cập đến thảm kịch của mình nhiều hơn những gì mà đối tượng đã biết. Đó là lý do Sakura chỉ nhắc đến Zouken trước mặt Shirou, và cũng chỉ nhắc thêm Tokiomi và Rin khi đối diện với Rin.

Một doujinshi đã viết rất đúng biểu cảm của Sakura vào cuối UBW route. Với tính cách của mình, cô sẽ không khóc nức nở trước mặt bất kỳ Rin hay Shirou. Thay vào đó, cô sẽ núp mình ở một nơi nào đó, khóc hết nước mắt, trút hết oán hận, rồi sẽ bước ra ngoài với nụ cười rất tươi theo kiểu “ em không sao đâu. Đừng lo.”.

Cũng bởi vì thế, vô cùng hạ sách khi ta đánh giá Sakura có hạnh phúc không chỉ nhìn vào nụ cười bên ngoài của cô. Nếu cô cười thì không hẳn đó là do hạnh phúc, mà nhiều khi chỉ do cô không muốn mọi người phiền lòng mà thôi.

VII. SỢ CHẾT VÀ MUỐN CHẾT:

Ý nghĩ tự sát như luôn lởn vởn trong tâm trí Sakura. Cô nhắc đến điều này vào ngày 9 và ngày 16. Sakura từng nhiều lần kề dao lên cổ tay mình, cũng như hàng ngày đều soi gương và ước mình được chết. Shirou cũng từng để ý thất Sakura luôn căng thẳng khi cầm dao trong tay. Cứ như có cái gì đó trong cô luôn gào thét, đòi cô tự kết liễu mình.

Để chống lại suy nghĩ muốn chết, Sakura hình thành một nỗi sợ rất kỳ dị. Cô có thể chịu đựng việc bị mọi người hành hạ, nhưng lại rất sợ phải tự làm tổn thương chính mình ( ngày 11 – nói với Shirou). Đây thực ra là biểu hiện về nghị lực sống của cô. Ý tưởng này có lẽ lấy từ Kara no Kyoukai, vụ án Fujou, khi Nasu cho rằng: tự sát chỉ cần dũng cảm trong phút chốc, sống mới cần sự dũng cảm trong cả cuộc đời.

Tuy sợ chết, nhưng Sakura lại là người sẵn sàng chịu chết vì người cô yêu. Trong HF route, cô kỳ thực đã cứu Shirou và Rin đến 9 lần. Cụ thể:

1/- Xin Zouken được rút khỏi HGW, dù biết sẽ bị ném vào hầm sâu vì cãi lệnh. Chính Sakura cũng nói rằng chưa bao giờ mình giữ được ý thức quá 2 giờ trong ấy. ( Hồi ức trong day 9, HF route.).

2/- Nhờ Rider đi cứu nguy, khi Shirou và Saber đang bị vây đánh trong đền Ryuudou ( đêm ngày 8, HF route)

3/- Trận chiến trong trường học: Tự sát để ngăn chặn bản thân dùng phép thuật lung tung, để cứu Shirou và Rin ( ngày 9, HF route).

4/- Trận chiến trong rừng: Ra lệnh Rider đi theo bảo vệ Shirou và cả bọn. Cố gắng tự mình dứt khỏi giấc mơ để ngăn chặn Shadow tấn công mội người ( ngày 10, HF route).

5/- Ngày 11-13: Cố gắng kìm nén hận ý để không làm tổn hại Rin ( ngày 11-13, HF route).

6/- Cố gắng thức suốt đêm để ngăn chặn Shadow xuất hiện ( ngày 14, HF route).

7/- Quyết ý về nhà Matou, muốn tự sát chết cùng Zouken, để Shirou không suy sụp thêm nữa ( ngày 14, HF route)

8/- Trận chiến ở nhà Shirou: Tha chết cho Rin ( ngày 14, HF route).

9/- Cầu xin Rin và Shirou bỏ chạy khỏi thành phố, chính thức công nhận tình cảm của hai người họ ( đêm ngày 15, HF route).

Trong đó, đặc biệt đáng chú ý: Từ việc đòi được rút khỏi HGW, mặc cho Zouken đe doạ sẽ ném cô vào hầm sâu. Rồi lần tự sát ở trường học ( ngày 9) để cứu cả bọn. Hay việc trở về nhà Matou để cùng chết với Zouken ( ngày 13),… đó đều là những lần Sakura tự vượt qua nỗi sợ của chính mình để bảo vệ mọi người.

Đây cũng là chi tiết bị Nasu thể hiện tệ nhất. Gần như lần nào Sakura tự hy sinh mình hay giúp đỡ cả bọn, ông ta cũng chỉ đề cập qua loa bằng 1 câu ngắn ngủn không gây ấn tượng, kiểu “ cô ta tự tấn công chính mình để cứu anh.”.

VIII. BƯỚNG BỈNH:

Sakura kỳ thực là một người rất bướng bỉnh. Tuy cô không bướng đến mức làm điều gì ngu ngốc, nhưng cô không muốn tỏ ra mình là một kẻ vô dụng. Nếu không thể chiến đấu, cô sẽ tìm những cách khác để đạt đến những điều mình muốn, dù nhiều khi đó chỉ là những mục tiêu rất bình thường.

– 1 năm trước khi câu chuyện bắt đầu. Zouken sai Sakura đến, lấy danh nghĩa phụ giúp trong khi Shirou đang bị thương. Shirou cũng là người đầu tiên phàn nàn “ em bướng quá”, và chấp nhận cho cô đến chăm sóc mình mỗi ngày.

“ Và, cô ấy nhìn anh giả vờ ho để che sự ngượng ngùng. Cô muốn được hãnh diện với suy nghĩ đó.” ( HF Normal End, hồi ức).

– Suốt ngày 11-13, cơ thể Sakura đã rất yếu và thường bị mọi người bắt nằm nghỉ. Nhưng cô không chấp nhận. Sakura ghét cái suy nghĩ rằng mình là kẻ vô dụng. cô muốn được giúp rèn luyện Shirou, nhưng bị Rin đuổi ra. Thế là cô chuyển sang nấu cơm cho cả nhà. Dù đã rất suy kiệt, làm rơi vỡ liên tục và mất rất nhiều thời gian, nhưng Sakura nhất quyết không để ai làm giúp. Và cuối cùng, bữa tối của cô làm mọi người phải ngạc nhiên vì hình thức rất đẹp ( nhưng mùi vị lại dở tệ). Vâng, Sakura làm các món ăn trông ngon mắt như thế, khi hai mắt đã mù.

– Có một chi tiết ít người để ý, rằng HF Normal End cũng thể hiện tính bướng bỉnh của Sakura. Với Rin, cô bỏ cuộc ngay khi hiểu rằng Shirou đã chết, và một thời gian sau, đi bước nữa với một người đàn ông khác. Nhưng Sakura thì ngược lại. Cô từng tuyên bố với Shinji “ thân thể tôi thuộc về senpai”. Và cô giữ mãi lời hứa ấy, chắc như đinh đóng cột, mòn mỏi chờ đợi Shirou cả cuộc đời.

Kẻ bướng bỉnh chịu đựng 11 năm để chờ cơ hội đến. Chỉ có con người đó.

Kẻ bướng bỉnh chờ đợi cả đời. Cũng chỉ có mỗi người đó mà thôi.

————————————————–

IX. KẾT – SAKURA LÀ “ NHÂN VẬT TIỀM NĂNG…NGẪU NHIÊN”?

Lúc nào tôi cũng có suy nghĩ này mỗi khi nhắc đến Sakura. Dựa vào những gì Nasu từng nói và từng viết, có vẻ như ông ta không thực sự tạo ra nhân vật này một cách nghiêm túc.

Ban đầu, Nasu chỉ muốn tạo ra một heroine “ thích sex”. Kế đó, ông ta chủ yếu sử dụng nhân vật này như một yếu tố để giằng xé tâm lý Shirou, ép hắn từ bỏ con đường “ Anh hùng công lý.”. Nghe nói, Nấm thậm chí còn không tham gia khâu thiết kế tạo hình Sakura. Ý tưởng về Shadow thì cũng xuất hiện rất muộn, khi Nấm đã cạn kiệt ý tưởng sau hai route Fate và UBW. Còn cái True End của HF thì thậm chí mới xuất hiện khi viết được 2/3 HF route, nghĩa là muộn vô cùng.

Chẳng hiểu sao,tôi luôn có suy nghĩ là ý tưởng biến Sakura thành heroine cũng đến rất…muộn. Thành ra nhân vật này không có đất diễn trong cả Fate và UBW. Rồi,vì deadline, Nấm còn nhập Sakura và Illya thành 1 route, biến cái gọi là HF route thành route Sakura + Illya + Kirei + kết thúc của Shirou + Rin. Thành ra, được gọi là heroine, nhưng Sakura có đất diễn ít nhất. Và cho tới tận bây giờ, Nấm bỏ ngỏ không thèm giải thích rất nhiều vấn đề xoay quanh nhân vật này.

– Cái chứng tự động tăng cường thính giác của Sakura, rốt cuộc…là do đâu mà có? Nấm không giải thích.

– Sakura suy nghĩ gì về Shinji? Bản chất đằng sau hành động chăm lo hắn của cô là gì? Hội chứng Stockholm? Mặc cảm tội lỗi? Hay đơn giản chỉ là biểu hiện của sự thờ ơ ( không quan tâm hắn làm gì với mình)?

Nấm cũng chẳng đi sâu. Ta chỉ biết,dù các nhân vật khác đều thấy Sakura có vẻ lo lắng cho Shinji, nhưng trong thâm tâm cô lại coi thường, thậm chí ghê tởm hắn.

Ngày 15, Dark Sakura gọi Shinji là “ kẻ thảm hại”.

– Sakura nghĩ gì về Tokiomi? Well, Nấm lúc đó sợ còn chưa đặt cả tên cho Tokiomi.

– Sakura nghĩ gì về mẹ mình? Hmm… sợ lúc đó Nấm và Gen còn chưa nghĩ đến cả nhân vật Aoi.

– Mối quan hệ giữa Sakura và Rin cụ thể như thế nào suốt 10 năm? Sự hận thù của Sakura đối với Rin? Lý do Sakura không cầu cứu Rin? Trăn trở của Rin khi không dám tìm hiểu về em mình?… Tất cả được viết rất sơ sài trong HF route.

Ngày 11, Sakura chỉ nhắc đến trong chừng 2 câu. Rằng lý do cô không dám gọi chị hoặc quá thân mật với Rin là do mặc cảm tự ti vì tính chất của phép thuật nhà Matou.

– Sakura suy nghĩ gì về sức mạnh? Về việc kẻ mạnh có quyền chà đạp kẻ yếu? Nope. Không thấy nhắc. Dù với góc nhìn của nhân vật, điều này có thể phân tích thành một chủ đề dài.

– Sakura nghĩ gì về thế giới, xã hội, sự giằng xé cố ngăn mình không căm thù đời của cô, nó xảy ra như thế nào? Tất cả chỉ xuất hiện sơ sài qua bài thuyết trình của…Zouken.

… và …

Nói chung, dưới góc nhìn của tôi. Sakura là một nhân vật thú vị về phương diện phân tích tâm lý, cũng như nêu lên rất nhiều câu hỏi về đạo đức. Nhưng Nấm thì không đi xa đến vậy, nhưng lại đầu tư vào cô hơi quá tay so với ý định ban đầu. Tội vạ gì bạn phải viết một nhân vật rape survivor quằn quại như vậy, khi bạn chỉ đang muốn tạo ra một heroine “ thích sex”. Mà tội vạ gì lại viết Sakura vật lộn để giữ gìn lương tri mình đến ngày cuối cùng, khi mà anh chỉ cần một cái áp lực tâm lý đủ lớn để Shirou từ bỏ lí tưởng, phải không?

Nấm có vẻ cũng không tin tưởng gì mấy vào tiềm năng của nhân vật này. Cho nên trong các bản game sau, ông ta đổi tính các Sakura càng lúc càng nhiều, ví dụ như cho nhân vật ngày càng trở nên năng động hơn. Fate Extra về sau thì tôi không chơi, nhưng nhìn tạo hình cũng có thể đoán phần nào tính cách nv sẽ rất khác với Sakura của FSN. Chỉ tính riêng Sakura của FHA mà thôi, dường như đây là Sakura Tohsaka hơn là Sakura Matou, nghĩa là nếu không trải qua thảm kịch của FSN, thì Sakura sẽ phát triển tính cách thành năng động như thế này.

* VỤ ĐỒNG TỬ – KHI NẤM LÀM MỌI VIỆC NGÀY CÀNG PHỨC TẠP:

Cái này chắc mọi người đều nhận ra rồi.

Theo bản thiết kế Sakura Tohsaka, Sakura ban đầu có màu mắt và màu tóc y hệt Rin. Đặc biệt,mắt cô có đồng tử. Nhưng đến khi chuyển đến nhà Matou, mắt Sakura không còn đồng tử nữa. Nó biến thành một đôi mắt chết, hình tượng biểu thị cho sự tổn thương trầm trọng của cô.

Cần nói rằng, từ lâu, màu mắt và mái tóc hiện tại của Sakura đã là một đề tài gây ám ảnh. Vì Nasu – thông qua Kirei ở day 9 – đã tuyên bố cái màu mắt, màu tóc ấy là hậu quả cũng sự biến đổi khi bị ném vào hầm sâu suốt 11 năm. Chúng chính là những “ vết sẹo” sẽ ám ảnh Sakura suốt phần đời còn lại. Là fan của Sakura, Sudou mới cho vẽ lại đồng tử trên mắt Sakura vào cuối movie 3 của HF. Nó biểu thị rằng cô đang trong quá trình hồi phục. Có lẽ sẽ không bao giờ hoàn toàn bình phục, nhưng ít nhất còn có một cái gì để các fan yên lòng.

Cần nói rằng, Nấm không thực sự nghĩ nhiều về mái tóc và đôi mắt đó. Bằng chứng là trong True End HF route ( VN) và cả FHA là nơi Sakura đang bình phục, đôi mắt, màu tóc cô vẫn y nguyên. Cái ý tưởng về “ mắt mất đồng tử” nếu có hình thành thì sớm nhất cũng phải sau khi bản thiết kế Sakura Tohsaka lúc 5 tuổi ra đời. Nấm rất khoái trò “ bổ sung thông tin” thế này, và thích làm như “ tôi vốn nghĩ nó khi đang viết, chỉ là tôi không nói rõ ra”. Và nó khiến mọi chi tiết nhỏ trong truyện đều rất có thể là “ một ẩn ý sâu xa quỷ quái gì đó mà tác giả cố tình không đề cập kỹ.”. Mọi giả thuyết mà các fan bàn luận đều có thể trở thành cannon một ngày nào đó, dưới cái mác “ ẩn ý sâu xa của tác giả nhưng tới giờ ổng mới…nói.”.

Cho đến nay, sự tự ti, mặc cảm tội lỗi, tính bướng bỉnh và không muốn người khác phiền lòng vì mình, các tính cách đó đã được xác nhận là được cố tình xây dựng ( Theo Fate Side Material). Rồi, sau tận 15 năm, giờ đây khi trả lời phỏng vấn movie 3, Nấm mới nói đại khái rằng:

“ khi nghe Rin hỏi “ em có hạnh phúc không?”, Sakura phải trả lời là “ có”…”.

Một lần nữa, lão khẳng định luôn giả thuyết mà các fan lo sợ bao nhiêu năm qua mỗi khi nhìn vào setting tính cách Sakura, rằng cô ta thực tế chỉ giả vờ “mọi thứ đã ổn” để Rin bớt lo lắng. Và một lần nữa, lão nói như thể “ tôi nghĩ vậy từ hồi đang viết truyện.”, trong khi tôi đồ cái duy nhất lão nghĩ đến khi ngồi viết True End thật ra là…cái deadline.  Có khi lão bất chợt nghĩ đến cái này khi đang nói chuyện với Sudo về vụ đồng tử không biết chừng.

Well, nếu nói FSN có khiếm khuyết gì lớn nhất, thì theo tôi đó là thiếu cơ chế “nhật ký” ( thường thấy trong game về thám tử) để cập nhật các thông tin về tính cách nhân vật cũng như các sự kiện, cơ chế phép thuật xuất hiện trong truyện. Có nó, các fan đỡ phải vất vả ngồi take note lẫn đặt đủ thứ giả thuyết xoay quanh nội dung câu chuyện.

  • Tái bút: Có ai để ý rằng lão Nấm đã hint 1 chi tiết giúp người đọc hình dung sự đau đớn của Sakura khi bị lũ sâu kích hoạt ( trận chiến trong trường – day 9 HF route) không? Nó được nhét vào…Prologue, cảnh Rin đang summon Archer.

Nhầm lẫn giữa miêu tả nỗi đau của nhân vật với việc lạm dụng cảnh bạo hành.

Cái này chỉ là suy nghĩ cá nhân tôi về việc vận dụng các tình tiết sao cho đạt hiệu quả trong câu chuyện.


I. LẠM DỤNG CẢNH BẠO HÀNH *:

  • Trong bài viết này, “ bạo hành” được dùng để áp chỉ tất cả các tình tiết có xu hướng gây tổn hại nặng nề cho nhân vật. Ví dụ: giết chóc, tàn sát, ném người cho quái vật ăn thịt, thí nghiệm con người, rape, bạo hành gia đình,…

Hiện nay, các tác giả thường lạm dụng rất nhiều cảnh bạo hành trong các tác phẩm của mình mà không rõ lí do. Từ các bộ truyện Isekai Nhật cho tới ngôn tình Tàu, thậm chí một vài truyện ngắn của Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng điều này vào truyện.

Tôi không thực sự hiểu mục đích của các tác giả nọ là gì. Nếu để câu khách, thì nhiều kiểu bạo hành trong truyện quá man rợ để gọi là fanservice. Tôi không nghĩ có nhiều người thích thú khi nhìn cảnh bóp nát đầu người như trong Saint Gióng. Nếu bảo là để “ phản ánh hiện thực trần trụi”, thì cách thể hiện của nó vẫn quá hời hợt – và đôi khi còn phi thực tế – nếu muốn thể hiện mặt phi nhân của con người. Ví dụ cái Redo of Healer.

= > Lí giải cá nhân tôi: Có lẽ phong trào này bắt nguồn từ một tác phẩm thành công nào đó trong quá khứ ( Berserk?) khiến nhiều người bắt chước. Và họ ngày càng tăng cường độ bạo hành trong khi quên luôn mục đích của mình khi đưa những cảnh đó vào truyện là gì. Cuối cùng, họ chỉ còn nhớ một mục đích duy nhất là đưa vào để gây sốc cho độc giả mà thôi?
Dù sao đi nữa, việc lạm dụng cảnh bạo hành đang gây ra những hậu quả tiêu cực ở cả tác giả lẫn độc giả. Cả hai bên đều ngày càng lãnh cảm và xem những cảnh tàn bạo đó như một sự bình thường. Thậm chí, họ đôi khi còn cổ xuý cho nó.

II. LẠM DỤNG CẢNH BẠO HÀNH ĐỂ MIÊU TẢ NỖI ĐAU CỦA NHÂN VẬT – HIỆU QUẢ THỰC TẾ:

Biện pháp này được sử dụng đặc biệt nhiều trong các bộ ngôn tình ngược. Nó tồn tại không chỉ ở các bộ truyện nơi nữ chính cuối cùng sẽ yêu kẻ hành hạ họ ( chắc người đọc biết tôi đang ám chỉ cái gì rồi). Ngay cả ở những bộ truyện nơi nữ chính cắn răng chịu đựng để nung nấu ý định phục thù, motip này vẫn diễn ra y hệt: Tác giả sẽ dộng xuống đầu nữ chính vô số kiểu hành hạ mà họ nghĩ ra được. Dường như tác giả nghĩ rằng, hành hạ nhân vật càng dữ dội sẽ khiến người đọc thương xót anh ta/cô ta hơn?

Nhưng thực tế, cách làm này có hiệu quả không?
Thử suy nghĩ về bộ “ Vật trong tay”. Tại sao ngay cả khi tác giả ủng hộ trừng trị tên rapist, ngay cả khi Phó Thận Hành đã “ hành” nữ chính bằng cả nghìn kiểu từ biến thái tới độc ác nhất. Vậy mà nhiều độc giả lại đòi tác giả lẫn nữ chính phải yêu thương hắn, thay vì yêu thương người chồng của cô ta? Theo tôi vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ, tác giả đã:

  1. Không miêu tả được sự đau khổ của nữ chính, dù viết ra rất nhiều cảnh bạo hành.
  2. Không miêu tả được cả tình cảm giữa Nghiên – Trạch giành cho nhau.

Vấn đề nằm ở chỗ, dù hành hạ nữ chính rất nhiều, tác giả lại không thể khiến độc giả cảm thông với nỗi đau của nhân vật. Dưới mắt họ, cô ta vẫn là một con ma-nơ-canh, một sex object hơn là một con người. Tình yêu giữa vợ chồng họ cũng vậy. Tôi xem truyện, cũng chỉ hiểu Hà Nghiên yêu Viễn Trạch. Nhưng tôi không thể thấu hiểu hay cảm nhận được tình yêu giữa hai người họ. Nói cách khác, dù tác giả có ủng hộ tên rapist hay không, thì với cách viết này, tác dụng cũng sẽ y hệt mấy bộ ngược có HE với rapist khác.

Khi độc giả có xu hướng coi bạo hành là bình thường -vì xuất hiện quá nhiều trong truyện, lại thêm thiếu đồng cảm với nữ chính, thì việc quay qua yêu tên rapist cũng là dễ hiểu thôi.

III. MIÊU TẢ NỖI ĐAU KHÁC VỚI MIÊU TẢ CẢNH BẠO HÀNH:

Có một số khái niêm thường đi cùng nhau đến nỗi ta nhầm tưởng chúng là một, trong khi thực ra không phải. Ở đây cũng vậy. Việc miêu tả cảnh bạo hành không hoàn toàn đồng nghĩa với miêu tả nỗi đau của nhân vật.

Bạn có bao nhiêu sự thương xót khi nhìn thấy một nhân vật phụ bị đánh đập tàn nhẫn? Không quá ấn tượng, phải không? Nhưng vì sao? Vì bạn chẳng có một sự kết nối nào về cảm xúc lẫn hoàn cảnh của nhân vật đó cả. Anh/cô ta là ai? Ở đâu? Gia cảnh thế nào? Họ có suy nghĩ gì? Hoài bão, ước mơ gì? Họ cảm thấy thế nào khi bị đánh? Họ suy nghĩ, đau đớn thế nào sau khi bị đánh? Tóm lại, chính việc phân tích tâm lí nhân vật mới là thứ giúp độc giả thấu hiểu và cảm thông với nhân vật, chứ không phải do “được” nhìn thấy cảnh bạo hành.

Việc miêu tả nội tâm có tác dụng rất lớn để khiến người đọc đồng cảm với nhân vật. Không làm được điều đó, thì có nhồi nhét vào bao nhiêu khổ đau cũng vô dụng, thậm chí còn phản tác dụng. Khi nhồi nhét quá nhiều, thay vì tạo ra sự đồng cảm, nó lại tạo ra sự lãnh cảm ở cả độc giả lẫn tác giả về nhân vật đó. Tại sao rất nhiều bộ ngôn tình đưa tình tiết rape vào, nhiều đến mức tàn bạo, nhưng không những không khiến độc giả thương xót nhân vật, mà còn khiến họ cảm thấy nó rất… bình thường? Đơn giản thôi. Bạn nhìn lại xem, bao nhiêu tác phẩm trong số đó đề cập đến vấn đề tâm lí của nạn nhân? Bao nhiêu nhắc đến mặc cảm tội lỗi và chứng PTSD ( rối loạn căng thẳng sau chấn thương)? Gần như không có, đúng không?

Hãy thử so sánh cách viết của Bối Hân với Nấm-Sudo ( FSN):

1/ Vật trong tay:

Bối Hân nhồi vào truyện rất nhiều cảnh rape và NTR. Những cảnh này còn nhiều hơn cả những đoạn viết về tình cảm giữa vợ chồng nhân vật Hà Nghiên – Viễn Trạch. Mà đến khi viết thật, thì nó cũng như vầy:

“ Có lẽ trên thế gian này hiếm có cặp đôi nào như họ. Lúc bên nhau thì tương thân tương ái, lúc chia tay lại không cãi vã ồn ào, ly hôn một cách rất lịch sự. Anh đã làm như đã hứa với cô. Nếu cô không còn yêu, anh sẽ để cô đi, bởi vì anh vẫn còn yêu cô. Từ cục dân chính đi ra, hai người đứng bên vệ đường. Cô nói: “Bởi vì không còn yêu cho nên chúng ta không thể làm bạn, hãy cắt đứt liên lạc và coi nhau như kẻ xa lạ.”

“Làm sao xóa được ký ức, tẩy sạch trí nhớ đây?”. Lương Viễn Trạch cười yếu ớt, chìa tay về phía cô: “Hà Nghiên, nếu em có thuốc xóa được ký ức, hãy cho anh hai viên?”

Hà Nghiên không trả lời, gạt lệ xoay người bỏ đi, bước nhanh về phía trước, không dám quay đầu, không dám dừng lại, tâm trí không ngừng thì thầm: “Viễn Trạch, anh sống cho tốt nhé, anh phải sống thay em, sống dưới ánh mặt trời, chờ em, chờ em trở về. Nếu khi ấy anh vẫn ở đây, chúng ta sẽ lại ở bên nhau.”

Còn bây giờ, mỗi bước em rời xa anh, anh sẽ được an toàn.”


Hoặc là như vầy:

“ Cô vẫn nhớ lần đầu **ên gặp Lương Viễn Trạch, khi ấy cô mới bước chân vào đại học, xinh đẹp và tự tin nên được nhà trường mời tham gia bữa tiệc chào đón sinh viên mới, ở đây cô đã nghe thấy tiếng hát của Lương Viễn Trạch vang lên trên sân khấu.

Anh mặc áo sơ mi trắng, quần jeans đơn giản, ngồi trước cây đàn piano ở góc sân khấu, hát một bài tiếng Anh cũ. Thật ra, anh hát không quá hay, cũng không đến mức cảm thấy quá tệ, nhưng cô vẫn chăm chú ngắm anh, nhìn các ngón tay thon dài lướt trên bàn phím, nhìn anh lắc lư cơ thể một cách nhẹ nhàng, thong dong hát ca khúc.

Cho đến khi anh bước xuống, những tràng pháo tay bất chợt vang lên mới khiến cô bừng tỉnh. Cô chạy tới, đứng dưới khán đài ngăn anh rời đi, không chút ngượng ngùng tự giới thiệu: “Chào anh, em là Hà Nghiên, chúng ta có thể kết bạn không?”

Anh ngạc nhiên, sau đó đỏ mặt.

Cơ thể Hà Nghiên thoáng run rẩy, cô không dám hồi tưởng, cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc sắp bật ra. Không được khóc, không được khóc, khóc có tác dụng gì đâu? Khóc có thể đổi lấy ngón tay cùa Lương Viễn Trạch, có thể đẩy Phó Thận Hành xuống địa ngục sao? Không thể, thút thít nỉ non chỉ thể hiện sự yếu ớt, tâm trạng phẫn hận của cô mà thôi. Cô hận, vô cùng căm hận, nhưng sự căm hận của cô không cần phải thổ lộ, mà cần phải trả thù.

Đúng vậy, cô muốn bảo thù, muốn đầy Phó Thận Hành xuống Địa Ngục, phải khiến hắn mất tất cả, thống khổ tuyệt vọng, sống không bằng chết.”


Nói sao nhỉ? Chẳng biết tôi bị lãnh cảm thế nào. Nhưng đọc một hồi cũng chỉ hiểu “ cô A yêu anh B” chứ không hề cảm được tình yêu đó. Cũng bởi vì thất bại khi cố miêu tả tình cảm vợ chồng của nữ chính, nên đến ending, nhiều độc giả lại luyến tiếc vì sao cô ta không…đáp lại tình cảm của tên rapist?

2/ FSN:


Cách làm của Nấm và Sudo thì ngược lại. Thay vì miêu tả cảnh bạo hành, họ lại tập trung khắc hoạ tâm tư của nữ chính Sakura, cũng như tình cảm của cô ta dành cho Shirou.
VD:

  • Cảnh nhà kho-ngày 6:
    Trong nhà kho, một đôi trai gái cùng bật chiếc lò sưởi cũ.Họ quây quần ngồi tâm sự bên ánh lửa leo lét của lò sưởi, trong khi mây đen đang phủ kín bầu trời. Cái hình ảnh ẩn dụ đó chính là hai câu trong bài hát ending:


“ Trong cái thế giới mà em từ bỏ, anh đã thắp lên một nguồn ánh sáng.”

= > Ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng đủ để truyền tải cảm xúc.

  • Cảnh đêm mưa – ngày 9:
    Cả người nữ chính run rẩy vì lạnh và vì sợ. Đây là phân đoạn cô ta chính thức bày tỏ tình cảm với người yêu:


“Nhưng em không thể …! Cả người em run lên khi nghĩ đến điều đó, nó thực sự rất đáng sợ. Nó còn đáng sợ hơn cả những khi em kề dao vào cổ tay mình, và em không thể ngăn mình đến nhà anh. Em sợ phải lừa anh, em sợ không được lừa anh nữa, và mọi thứ xung quanh em thật đáng sợ. Em không thể cử động một chút nào và em không biết mình phải làm gì…!
“… Em thật ngu ngốc, đúng không? Cuối cùng thì anh cũng sẽ phát hiện ra. Nhưng bây giờ đã quá muộn, và em không bao giờ có thể đến nhà anh nữa…”

  • Cảnh vĩnh biệt – ngày 13:
    Phân đoạn này tập trung miêu tả không chỉ tình yêu mà còn cả cách nữ chính tôn thờ mà muốn hy sinh cho nam chính như thế nào:


“Cô gái, Matou Sakura, đau đớn rên rỉ trong bóng tối.
Cô ấy không ngủ.
Cô chỉ giả vờ ngủ để chàng trai, người còn mệt mỏi hơn cô, có thể nghỉ ngơi.

Chàng trai đã ôm lấy cô.
Chàng trai vẫn ôm lấy cô.
Cả hai đều biết họ không có tương lai.
Nhưng anh vẫn vòng tay ôm cô, dù biết rõ rốt cuộc điều gì đang chờ đợi họ.
Chàng trai ấy vẫn quyết tâm.
Vòng tay ôm ấp của anh nói với cô rằng anh sẽ chấp nhận mọi tội ác mà cô đã và sẽ phạm phải.

Điều mà cô ngưỡng mộ.
Cô cuối cùng đã hiểu.
Vì sao cậu bé ấy tuyệt đẹp trong mắt cô đến vậy.
Cậu ấy khác hẳn kẻ hèn nhát như cô.
Cô ước rằng cậu ấy có thể giữ vững tính cách ấy nổi bật ấy.

Phải, cô ấy nhớ.
Cô muốn bảo vệ anh.
Cô muốn bảo vệ cậu bé ấy.
Cô ấy muốn bảo vệ cậu bé vụng về nhưng ngay thẳng mà cô từng bắt gặp dưới ánh hoàng hôn ngày nọ.

Và rồi.
Cô gái dùng đến giải pháp cuối cùng.

Cô gái ôm lấy ngực mình và cất tiếng ho.
Ánh mắt cô bừng sáng trong đêm tối.
Một đôi mắt yếu ớt, nhưng tràn ngập quyết tâm của một người….”

= > Tác dụng: Sau khi đã khiến người đọc đồng cảm với tình cảm của nhân vật, tác giả chẳng phải ngồi miêu tả chi li chuyện đó đã xảy ra như thế nào nữa ( dù 11 năm của nữ chính bộ này thì mấy nữ chính ngôn tình phải bái làm sư phụ). Tất cả những cảnh bạo hành mà các bộ khác có khi viết đến vài chục trang, Nấm chỉ phải gói gọn trong vài câu nói và một tràng cười của hắn:


“ Nào, dạng đôi chân bẩn thỉu của mày ra như mày vẫn làm đi. Đồ chó cái.
Mày đâu cần quan tâm là chó hay người “ chơi” mày. Phải không? Việc duy nhất mày có thể làm chỉ là “ tiếp” đàn ông thôi.”

Chỉ cần để tên tóc tảo bẹ nói vài câu khi blackmail nữ chính là quá đủ để độc giả bùng nổ. Chỉ tính riêng phản ứng trên Zhihu:

  • Có người đòi băm vằm hắn thảy cho chó ăn.
  • 1 người khác ngồi trích lại từng câu văn trong truyện để ném đá hắn.
  • 1 người khác ném luôn chính tác giả vì đã nói đỡ rằng hắn “ chỉ là người bình thường”. “” Người bình thường” nào lại đi thảm sát cả trường học và rape cả em gái mình? Ông đang sỉ nhục tất cả những NGƯỜI BÌNH THƯỜNG đó.”.

Rõ ràng, tác dụng nó ngược lại hoàn toàn chuyện tác giả “ Vật trong tay” đòi trừng trị tên Hành, nhưng lại bị độc giả…ném đá, phải không?

IV. KẾT LUẬN:

Tóm lại, tôi nghĩ vấn đề ở đây là có một quan niệm sai lầm trong cách thể hiện câu chuyện. Hiện tại, nó ko chỉ ám vào ngôn tình nữa, mà đã lan ra nhiều thể loại khác. Điều tệ nhất là một số tác giả Việt cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng từ trào lưu này.

Trong khi một số tác giả ý thức được mục đích của mình ( Goblin Slayer dùng cảnh rape để câu khách, để tác giả có thời gian chứng tỏ tính độc đáo của cốt truyện). Một số khác nhồi cảnh bạo hành vào truyện như một thứ bản năng, hoặc một phong trào thời thượng, nhưng không có mục đích hoặc hiệu quả gì rõ rệt. Tệ hại hơn, một số tệ nạn kinh khủng ngoài đời thực, lại được tái hiện liên tục và bình thường hoá trong các tác phẩm, đến độ một lượng lớn độc giả không chỉ hiểu lầm mà còn lãnh cảm luôn khi nghe nhắc đến nó. Vì thế, lạm dụng cảnh bạo hành trong truyện không chỉ khiến tác phẩm trở nên dở và kinh tởm, nó còn là sự xúc phạm đối với các nạn nhân ngoài đời thực.

NGUYỄN DU SỬA TRUYỆN KIỀU – NHÂN ĐẠO HAY DUY CẢM? ( PHẦN 2- CUỐI)

I. HAI ĐỨA CON CƯNG:

  1. Từ Hải:

Không rõ vì lý do gì, Nguyễn Du đặc biệt “chiếu cố” Từ Hải. Ngoài đời thực, tên này kỳ thực là một cục nợ đời. Lúc cần hắn giúp thì hắn chẳng thấy đâu. Ngược lại, hắn đã bắt Kiều – Nguyên Bản trong khi đang cướp bóc, khi cô đã tự trốn khỏi lầu xanh từ lâu và đang sống cuộc sống yên bình. Tuy Kiều – Nguyên Bản không ghét hắn lắm, nhưng hắn kỳ thực là kẻ đã lái cô thẳng xuống sông Tiền Đường ( và chết luôn dưới đó). Qua thời gian, thị hiếu đổi thay, góc nhìn về bọn cướp biển cũng đổi khác. Sau 100 năm, cướp biển giờ đây được đánh đồng với phong trào ái quốc của Trịnh Thành Công ( một người dính đến cướp biển) và được nhìn nhận theo hướng tích cực.

Thế nhưng, chính Nguyễn Du mới là người đẩy Từ Hải lên một tầm cao mới. Từ một tên tướng nổi loạn, ông biến hắn thành nguồn ánh sáng duy nhất trong thế giới Truyện Kiều. Từ một đám quân đi đến đâu là đâm chém giết hiếp đến đó, Nguyễn Du tả chúng thành đội quân chính nghĩa. Đều bất mãn xã hội sâu sắc, nhưng Thanh Tâm vẫn giữ lại phần nào bản chất hung ác của đội quân Từ Hải. Còn Nguyễn Du, ông tẩy trắng sạch sẽ, biến hắn thành một ước mơ, một đấng cứu thế, một con người toàn thiện.

Tranh vẽ bọn Oa Khấu – ” Từ Hải ngoài đời thật” đang vơ vét, cướp bóc và hãm hiếp.

Từ khi Từ Hải xuất hiện, Nguyễn Du dồn hết bút lực miêu tả hùng khí của nhân vật này. Lời khen ngợi các nhân vật khác thế nào cũng kèm lời khen hắn:


“ Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.”
“ Người quốc sắc,kẻ thiên tài.”

Tất cả các nhân vật còn lại của truyện Kiều nhắc đến Từ Hải đều nhất loạt ca ngợi hắn.
Thúc Sinh thì:

“ Đại vương tên Hải họ Từ
Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người
Gặp nàng thì ở châu Thai
Lạ gì quốc sắc, thiên tài phải duyên.”

Hồ Tôn Hiến thì:


“ Biết Từ là đấng anh hùng.”

Nhưng cái gì làm quá cũng phản tác dụng. Nâng Từ Hải cao quá thì…kết làm sao?

Trong lịch sử, Kiều – Nguyên Bản muốn Từ Hải thua bại để tìm đường về nhà. Trong nguyên tác, Kiều muốn Từ Hải và đám quân của hắn đầu hàng để tránh cảnh binh đao. Nhưng Từ Hải của Nguyễn Du là anh hùng cứu thế, đội quân chính nghĩa, làm sao có thể đầu hàng triều đình thối nát được?

Thế là Nguyễn Du cứ đăm đăm chiêu chiêu,cuối cùng “ Quyết tình Du mới nghĩ ra một bài”. Đó là… lôi cô Kiều ra làm bia đỡ đạn. Ông đã sáng tác ra bốn câu thơ “ thuần Việt” 100% để giải thích nguyên nhân Từ Hải đầu hàng như sau:

“ Lại riêng một lễ với nàng:
Hai tên thể nữ, ngọc vàng nghìn cân”
“ Nàng thì thật dạ tin người
Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”

Cần nói luôn là chi tiết này chẳng những không có trong nguyên tác, mà thậm chí còn không đúng với người thực ngoài đời. Nói ngắn gọn, để bảo vệ Từ Hải, Nguyễn Du chẳng ngần ngại mà đẩy Kiều ra làm bia cho thiên hạ ném đá suốt 200 năm.  Từ chỗ bám váy Kiều để nhận lòng thương hại của dư luận, Từ Hải lột xác ngoạn mục. Giờ đây nữ chính diện biến thành nữ phản diện, còn kẻ đẩy người ta xuống sông giờ biến thành anh hùng cứu thế nhưng vô phúc bị sa cơ.

Nguyễn Du nhân đạo? Đừng là tôi cười chứ.

  1. Hoạn Thư:
    A. Hoạn Thư trong nguyên tác:

Đây nhiều khả năng là một nhân vật được Thanh Tâm tạo ra để trút nỗi căm thù với tầng lớp quan lại. Hoạn Thư vốn không phải tên người, mà chỉ là viết tắt của “ Hoạn tiểu thư”, tức “ tiểu thư nhà quan” mà thôi. Qua phần truyện về cô ta, tác giả đã phơi bày những gì đang diễn ra trong cánh cửa phủ đệ giới quan lại.

Trong nguyên tác, Ưng, Khuyển không phải chỉ là gia nhân, chúng kỳ thực là…hai tên cướp biển ( “ cùng với Từ Hải vốn là “ đồng môn””=)) ). Hai tên này bị truy nã, bèn chui vào nhà Hoạn Thư, được chúng che chở, rồi trở thành tay sai đắc lực, chuyên làm việc ác. Kiều bị vu oan đã bị sai nha phá tan nhà cửa, còn quan lại thì nuôi cả cướp trong nhà, chẳng ai hỏi đến.

Hoạn Thư thì được khắc hoạ rất tương đồng với mẫu nhân vật “ nữ giả vờ không phải tiện nhân” bây giờ.

Xúi mẹ sai Ưng, Khuyển đi đốt nhà bắt người là ả.

Xúi mẹ bắt về phải đánh phủ đầu ngay, vẫn là ả.

Bắt Kiều quỳ để hạch tội, ả nốt.

Vờ cho Kiều đi chép kinh, rồi mật phục bắt quả tang Kiều – Thúc gặp nhau.

Cho đến cả việc sai người rượt theo Kiều đã bỏ chạy để thủ tiêu, cũng ả nốt.

Mẹ con ả, trong nguyên tác còn được khắc hoạ qua việc ra lệnh nhổ răng, vả miệng gia nhân để ra oai. Đã thế còn để đời một câu nói như sau về giá trị của mạng người:

“ Chết vài tên gia nhân, đối với tao bất quá chỉ như bứt vài cọng lông trên tấm thảm mà thôi.”

Cần nói luôn cái thứ “ tình nghĩa mặn nồng” giữa Thúc – Hoạn. Đây kỳ thực là mối liên kết tiền – quyền phổ biến đương thời. Giàu mà không có quyền lực thì chẳng khác gì mang bùa đòi mạng, nhiều thương nhân thời Minh-Thanh tồn tại bằng cách kết thông gia với nhà quan. Mang tiếng thông gia, nhưng họ bị khinh bỉ, bòn rút đủ đường. Bù lại, họ nhận được sự bảo kê, khỏi cái cảnh “ rường cao rút ngược dây oan.”. Bởi vì thế, Thúc ông, Thúc Sinh nhắc đến Hoạn Thư, sợ nhiều hơn yêu. Hoạn Thư cũng chẳng nể nang gì. Khi nghe Thúc Sinh nói dối rằng khóc vì nhớ người mẹ đã mất, cô ta chì chiết “ cậu thật là người con có hiếu”. Cha mẹ chồng dưới mắt cô ta chẳng có mấy giá trị. Ngay cả chuyện bắt Kiều về cũng không hẳn vì ghen tuông. Hoạn Thư giận thật ra là vì tự ái, khi thấy Thúc Sinh lén vợ cả đi cưới vợ lẽ mà không báo, làm mất mặt mình.

Nói như thế không có nghĩa là Hoạn Thư nguyên bản chỉ có tính xấu. Cô ta cũng có một số tính tốt. Khi thấy Kiều suýt sai người đánh mẹ, cô ta ôm mẹ thú tội rồi xin chịu đòn thay. Khi nghe Kiều thét chém đầu bọn Ưng, Khuyển, cô ta cũng xin tha cho chúng, vì nghĩ rằng sai chúng đi là lệnh của mình. Nói ra, Hoạn Thư của Thanh Tâm không phải đáng đồng cảm vì “ chồng chung ai dễ ai nhường cho ai”, mà vì cô ta cũng là người hiếu thảo và thành tâm nhận lỗi.

B. Hoạn Thư của Nguyễn Du:

Sang đến Nguyễn Du, ông đã làm một cuộc tân trang toàn diện cho nhân vật này. Biện pháp rất đơn giản, xoá sạch mọi chi tiết có thể khiến độc giả ấn tượng xấu với Hoạn Thư. Khi cần, sẵn sàng… đẩy Kiều ra đỡ đạn.

  • Thúc ông bắt Thúc Sinh bỏ Kiều vì sợ Hoạn Thư. Nguyễn Du xoá, đổi thành vì khinh Kiều là gái lầu xanh.
  • Xuất thân bất hảo của bọn Ưng, Khuyển. Nguyễn Du xoá thẳng.
  • Hoạn Thư ngầm bảo mẹ đánh phủ đầu Kiều. Nguyễn Du xoá nốt, vờ làm như đó là hành động bộc phát của Hoạn phu nhân.
  • Hoạn Thư bắt Kiều quỳ gối tra hỏi. Nguyễn Du xoá luôn.
  • Lời nói tỉnh rụi coi mạng người như cỏ rác. Nguyễn Du quyết không chừa lại.
  • Sai người rượt theo thủ tiêu Kiều. Nguyễn Du quyết chẳng để một dòng.

Tại buổi báo ân báo oán, Hoạn Thư của Nguyễn Du dõng dạc tự biện hộ, nói dối không thèm chớp mắt. Cái mối hôn nhân tiền – quyền đầy vụ lợi, được cô ta thăng lên làm tình yêu và “ ghen tuông sự thường”. Điều kinh dị ở đây là, sau khi biện hộ cho mình thành công và được Kiều thả đi, cô ta nhanh chóng biến thẳng, mặc xác cho hai tên Ưng, Khuyển ra sao thì ra. Một con cáo già chính hiệu.

Màn trình diễn của Hoạn Thư – Nguyễn Du một lần nữa củng cố cho một mệnh đề phũ phàng: làm người tốt chẳng bằng làm người xấu mà tránh bị phát hiện. Nguyễn Du đâu có làm gì to tát, ông ta chỉ giấu sạch chuyện xấu của Hoạn Thư đi mà thôi. Vậy mà suốt 200 năm nay, người Việt tin sái cổ vào sự “ nhân đức”, “ vừa phải”, “ thường tình” của Hoạn Thư – Nguyễn Du. Thậm chí có người ngây thơ đến độ bảo cô Kiều ngu ngốc mới bỏ am thờ mà chạy.

Giải thích thế nào về sự tẩy trắng một cách cố ý và toàn diện này? Có người nói Nguyễn Du…tiến bộ, cảm thông cho nỗi đau của người phụ nữ. Thế thì cứ giữ nguyên các chi tiết. Đoạn cuối chỉ cần đổi lại thành Kiều thả Hoạn Thư đi sau khi cô ta đã nói lời xin lỗi.Có gì mà nặng nhọc. Còn cách làm của Nguyễn Du, giống như là sợ người ta ghét Hoạn Thư vậy. Đổng Văn Thành nói mò nhưng tôi nghĩ là ông ta nói…đúng. Nguyên nhân có khi chẳng có gì sâu xa hay nhân đạo. Nguyễn Du là Hoạn Thư đều xuất thân tầng lớp quan lại cao cấp, đồng bệnh tương lân, bao che nhau là sự thường.

II. HAI ĐỨA CON GHẺ:

  1. Thúc Sinh:

Trong nguyên tác, Thúc Sinh dù chẳng được Thanh Tâm ưa lắm, nhưng cũng không đến nỗi nào. Cần nhớ rằng, thương nhân thời đó chuộc kỹ nữ về làm vợ lẽ, thì kỳ thực chỉ là để đi tiếp khách xã giao mà thôi. Thế nhưng Thúc Sinh không đối xử với Kiều như thế, đủ nói tình cảm của anh ta là chân thật.

Trước thế lực du đãng, Thúc Sinh có thừa bạn bè để chống lại và che chở Kiều. Nhưng trước thế lực quan quyền, anh ta co rúm người lại, chỉ dám giúp ngầm. Thúc Sinh không dám thú nhận sự thật trước Hoạn Thư, nhưng lại là người bày cho Kiều lấy chuông vàng khánh bạc làm lộ phí để bỏ trốn. Kiều bỏ chạy, Hoạn Thư sai người đuổi theo, dán giấy truy nã khắp nơi. Thúc Sinh ngầm sai người xé hết giấy đi, lại bảo Hoạn Thư tha cho Kiều. Chuyện truy sát mới ngừng lại.

Vợ chồng với nhau, không có tình thì cũng còn cái nghĩa. Trước buổi báo ân báo oán, Thúc Sinh nói dối Kiều rằng Hoạn Thư ngày xưa đã thả cô ta đi. Kiều tưởng thật, cảm thấy mình mắc nợ Hoạn Thư nên không giết, chỉ đánh đòn rồi tha về. Nói chung, Thúc Sinh hèn thì có hèn thật, nhưng không đến nỗi tán tận lương tâm. Giờ phút nguy cấp vẫn cố giúp đỡ cả hai bà vợ, nhường công để cứu người.

Sang đến Việt Nam, không biết Nguyễn Du có thù oán gì với thương nhân không mà dìm Thúc Sinh bạt mạng. Từ đầu tới cuối, ông cho Thúc không khóc thì run. Kiều cầu cứu, Thúc rũ áo trốn tránh:


“ Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi.”


Nhờ ơn sự “ sáng tạo” của ông, việc Kiều lấy chuông vàng khánh bạc làm lộ phí dưới sự cho phép của Thúc Sinh, đùng một cái biến thành…ăn trộm.

Đoạn báo ân báo oán, thì Thúc Sinh run như cầy sấy, chẳng nói được một lời.


“ Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ, mình dường giẽ run”


Và hiển nhiên, cái công thả Kiều đi của anh ta, Nguyễn Du chuyển sang cho Hoạn Thư để tô thêm tiếng tốt cho nhân vật này.

  1. Kiều – Nguyễn Du:

Đây là nhân vật chính của cả câu chuyện, người được Nguyễn Du thương khóc nhiều nhất, cũng là người bị ông ngầm dìm hàng, phỉ báng số một.

Hết bị chế thêm chi tiết để cho quan đánh đòn tơi tả, lại đến chuyện bị vu thành ăn trộm. Khả năng suy nghĩ, phân tích thì bị xoá sạch. Ba lần răn cấm quân Từ Hải cướp phá thì bị xoá hết, nhưng về sau lại được tặng cho chi tiết…tham tiền hối lộ, xúi nhầm Từ Hải đầu hàng. Đoàn tụ thì chưa kịp khóc đã suýt bị dán mác “bất hiếu”. Về lấy chồng được vài câu thơ đã được nghe chì chiết “ vợ lớn vợ bé”.

Rốt cuộc, Nguyễn Du “ nhân đạo” kiểu gì mà sẵn sàng bôi tro trát trấu lên mặt một nhân vật có số phận đã quá bi thảm trong nguyên tác. Cô Kiều – Nguyên Bản có sống lại, đọc bản của Thanh Tâm đã đủ nhăn mặt rồi,đọc đến bản Nguyễn Du chắc phải ngất xỉu luôn. Đã thế, cái lý do bôi trấu đó một phần nhiều chỉ là để tẩy trắng cho những nhân vật ít bi thảm hơn?

Rõ ràng không thể hoàn toàn đổ thừa cho độc giả Việt suốt 200 năm nay về chuyện không thông cảm cho cô Kiều. Sự kỳ thị là có thật. Nhưng một phần rất lớn nữa, là cô Kiều – Nguyễn Du đã bị tác giả cố tình bôi bác, gây mất thiện cảm ngay từ đầu.

Vậy, khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du là một tác giả nhân đạo hay chỉ đơn thuần chạy theo yêu ghét, thiên vị cá nhân? Phải nói là, ngay từ đầu, ông ta có viết tác phẩm này một cách nghiêm túc không đã?

NGUYỄN DU SỬA TRUYỆN KIỀU – NHÂN ĐẠO HAY DUY CẢM? ( PHẦN 1)

Nguyễn Du khi viết lại Truyện Kiều đã thêm vào bớt ra nhiều chi tiết từ lặt vặt đến quan trọng. Vấn đề là rất nhiều khi ông không quan tâm gì đến việc thay đổi tổng thể câu chuyện để thích nghi với sự thêm bớt đó. Kết quả của chuyện “ tỉa cành mà không nhìn tổng thể cái cây” này đã gây ra rất nhiều chi tiết khó hiểu trong bản của Nguyễn Du. Một vài chi tiết trong đó còn gây tranh cãi đến tận 200 năm sau.

I. GIA CẢNH TRONG TRUYỆN KIỀU

Trong bản của Thanh Tâm, gia cảnh Kiều được mô tả khá rõ:

– Ông Vương là viên ngoại, gia cảnh thường thường bậc trung.

– Gia đình không có người hầu kẻ hạ. Tiệc bày cho Kim Trọng ăn là Kiều tự nấu lấy.

– Căn nhà ở phố thị, vốn là một căn biệt thự được nhà giàu nào đó ngăn vách chia ra rồi bán lại.

– Nhà chỉ đủ ăn đủ mặc. Sai nha vét nhà chẳng có cái gì đáng giá, phải vét tạm…quần áo mang đi. Vì thế, chúng mới gợi ý cô Kiều bán mình kiếm thêm tiền nộp cho chúng.

Với gia cảnh như thế này, hạ sách bán mình là việc hợp logic, có thể hiểu được.

Sang bản Nguyễn Du, ông cực kỳ khoa trương về xuất thân cô Kiều. Ngồi tả một cô gái thuộc gia đình “ thường thường bậc trung”, nhưng ông cứ viết thành một tiểu thư khuê các, lúc nào cũng bay bổng trong một cái nhà to như…phủ đệ Nguyễn Khản. Ví dụ nhưng ông đã làm người đọc tưởng nhầm cái vườn nhà Kiều rất rộng thế này:

“ Cửa ngoài vội rủ rèm the

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

Do sự thay đổi này mà người Việt mất 200 năm gây lộn nhau về một chuyện không đáng: Nhà giàu thế sao không bán ruộng vườn mà bán mình làm gì?

Cái đó đi mà hỏi Nguyễn Du để biết thêm chi tiết.

II. CẮT ĐOẠN NÀY NHƯNG ĐỂ LẠI ĐOẠN KIA:

Nguyễn Du không có hứng thú gì lắm với những đoạn cô Kiều suy tính, ứng phó trước các tình huống. Vì nhiều lý do ( đặc biệt là để giữ thể diện hai đứa “ con cưng đích thực” trong truyện), ông thường cho cắt sạch gần hết các phân đoạn cô thể hiện sự lanh lợi của mình. Liệt kê ra thì dài dằng dặc:

– Suy tính, mặc cả việc bán mình chuộc cha.

– Suy tính việc trao duyên.

– Cùng Chung Sự đi lót tiền chuộc cha về.

– Phân tích những điểm bất thường về “ phú ông” Mã Giám Sinh.

– Tranh cãi với quan huyện về chuyện mình làm lẽ.

– Hoài nghi việc đã một năm trời mà Hoạn Thư không liên lạc với Thúc Sinh.

– Nghi ngờ bọn Bạc Bà, Bạc Hạnh.

– Cấm lệnh bọn binh sĩ của Từ Hải không được giết chóc dân chúng.

– Phân tích cho Từ Hải thấy đầu hàng là hợp lí.

Ông cắt gần hết các phân đoạn trên ( trừ đoạn về Mã Giám Sinh), thay vào truyện nhiều phân đoạn Kiều độc thoại nội tâm thương nhớ gia đình và xót xa thân phận mình. Thật ra thay đổi không phải là vấn đề. Vấn đề là thay đổi xong, ông vẫn giữ nguyên mấy lời khen ngợi:

“ Thông minh vốn sẵn tính trời.”

“Cướp công cha mẹ, thiệt đời thông minh.”

“ Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan”

Để rồi đến nỗi người đọc không hiểu nổi Kiều thông minh chỗ nào mà Nguyễn Du cứ khen hoài?

Thỏi bạc 50 lượng – hiện vật của Trung Quốc

Chuyện tiền bạc cũng là một điều đáng bàn. Nguyễn Du rất thích dùng lượng vàng, trong khi bản gốc chỉ dùng đến lượng bạc. Điều này đôi khi khiến câu chuyện trở nên kỳ cục một cách không đáng có.

Ví dụ. Kiều thực tế chỉ bán mình được 450 lạng bạc. Nhưng Nguyễn Du viết khống lên thành “ vàng ngoài bốn trăm”. Nghĩa là, nếu chỉ xét theo thời giá nhà Minh, thì giá trị tăng lên gấp…7, thậm chí gấp 10. Rồi rồi, cứ cho rằng bản Nôm xưa viết “ vâng” thay vì “ vàng” đi, nhưng cũng có khác biệt gì đâu khi đến đoạn giao tiền Nguyễn Du vẫn viết:

“𠃅𡢐户馬𣃣𨖅

Mái sau họ Mã vừa sang,

詞花㐌記斤買𢭂

Tờ hoa đã ký, cân vàng mới trao.”

Sửa “ bạc” thành “ vàng” không phải là vấn đề. Vấn đề là đến đoạn Kim Trọng trở về thì Nguyễn Du vẫn giữ nguyên tình tiết. Gia đình Vương ông vẫn sa sút, vẫn “ may thuê viết mướn” theo đúng bản Thanh Tâm. Không hiểu 3000-4000 lượng bạc ( chưa trừ 300 lạng hối lộ) nó bốc hơi chỉ trong vài tháng bằng cách nào mà gia đình này nghèo nhanh như vậy?

III. TÙY TIỆN SỬA ĐỔI TÌNH TIẾT:

Ngoài mặt, Nguyễn Du tỏ vẻ thương xót cô Kiều. Nhưng nếu so sánh hai bản, thì dường như ông có xu hướng thích hành hạ cô Kiều còn nhiều hơn cả Thanh Tâm. Khi không có cơ hội để “ hành”, thì ông tự vẽ ra thêm. Đó là chi tiết ông quan thứ hai ( “ mặt sắt đen sì”) trong truyện:

– Trong KVKT đây là một vụ án dân sự phi lý ngay từ đầu. Thúc ông vì quá sợ bị nhà Hoạn Thư hỏi tội, nên đánh trống năn nỉ quan phủ bắt Thúc-Kiều bỏ nhau. Ông quan hỏi cô vợ lẽ ở nhà suốt một năm, có làm gì bại hoại gia phong không? Thúc ông thừa nhận là không có. Hiểu ra sự việc, quan cho mời hai vợ chồng đến.

Giữa công đường, Kiều tranh cãi với quan, rõ ràng luật lệ làm gì có điều nào cấm chồng đi lấy vợ lẽ? Mà làm gì có luật nào tự dưng bắt phụ nữ tống vào lầu xanh? Không chỉ tranh cãi, cô còn nghe lời khích bác của quan mà làm thơ đáp. Quan lại lấy cớ đó, khen ngợi, rồi an ủi Thúc Ông, lại sai người thuê kiệu cưới cho hai vợ chồng ra về.

– Trong bản của Nguyễn Du, ông quan đùng đùng nổi giận, mắng như trút nước hai vợ chồng. Rằng Thúc Sinh là kẻ “chơi bời”, “ đong đưa”, Kiều là “ gái lầu xanh”. Nghĩa là nói vòng nói vo nhưng chắc chắn không nói một điều nào trong…luật. Rồi, quan túm cô Kiều ra đánh té tát:

“Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.

Phận đành chi dám kêu oan,

Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.

Một sân lầm cát đã đầy,

Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.”

Đánh người đến suýt chết xong. Quan lại nghe Thúc Sinh khóc bảo Kiều tài lắm, nên bảo cô làm thư xem thử. Xem thơ xong, quan thích quá, liền ca tụng hết lời, lại còn sắp sửa kiệu hoa cho về:

“Kíp truyền sắm sửa lễ công,

Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao.

Bày hàng cổ xúy xôn xao,

Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.”

= > Cả phân đoạn gần như y hệt. Nguyễn Du chỉ sửa lại chi tiết Kiều và quan tranh cãi về luật pháp, đổi thành quan đánh mắng Kiều té tát. Còn lại những chi tiết trước và sau đó đều giữ nguyên, mặc kệ logic bị xáo trộn. Vị quan từ một người biết nói phải trái, giờ biến thành một gã thần kinh. Lúc thì đùng đùng nổi giận, đánh người đến muốn bất tỉnh. Lúc thì vui vẻ, ca tụng nhiệt liệt, sắm sửa tung hoa tiễn vợ chồng về.

Điều kinh dị ở chỗ, rõ ràng đã tự bịa ra một cái cớ để hành hạ nhân vật, nhưng Nguyễn Du viết về cảnh Kiều bị đánh bằng một giọng thơ rất bi thương. Nói cách khác, là kiểu mèo khóc chuột vô cùng quái dị. Vì sao ông không buồn xây dựng lại cả phân đoạn cho hợp lí với tình tiết mới? Rốt cuộc ông ta thêm vào cảnh đánh roi để làm gì? Ông ta muốn mỉa mai quan lại Việt Nam ư? Hay đơn giản là thèm được hành hạ nhân vật của mình?

Điều lố bịch hơn nữa là suốt 200 năm, cái ông quan mắc chứng thần kinh này được độc giả người Việt nhìn nhận là “ vị quan thanh liêm”. Chẳng lẽ dưới góc nhìn của dân ta, “ quan thanh liêm” nó rẻ rúng đến vậy? Hay là ở Việt Nam, “ quan thanh liêm” = “ quan tâm thần”???

IV. DÙNG ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH QUÁ NHIỀU RỒI BỊ “NGỘ ĐỘC”:

Nguyễn Du rất thích đưa điển tích, điển cố Trung Quốc vào Truyện Kiều. Nhưng “ đi đêm có ngày gặp ma”, dùng nhiều thế nào cũng xảy ra chuyện dùng nhầm.

Đổng Văn Thành đọc bản Truyện Kiều dịch cũng bới ra được một lần dùng nhầm như thế. Đó là khi Nguyễn Du khen sắc đẹp của hai chị em Kiều bằng câu:

“ Một đài đồng tước khóa xuân hai Kiều”

Lúc viết câu này, có lẽ ông cũng chỉ muốn ví hai người đẹp như Nhị Kiều thời Tam Quốc mà thôi. Nhưng họ Đổng liền nhìn ra đây là một cách diễn lại ý thơ rất bậy. Nguyên gốc câu thơ trên thực ra là lấy từ “ Xích Bích hoài cổ” của Đỗ Mục thời Đường.

Nguyên văn:

“Đông phong bất dữ Chu lang tiện,

Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.”

Dịch là:

“Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du,

Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khoá chặt hai nàng Kiều. ( Tào Tháo bắt hai nàng về làm nô lệ).”

Có ai lại đi khen nhan sắc con nhà người ta bằng một câu trù ẻo kinh dị như thế?

Nhưng tất cả những điều trên gộp lại vẫn chưa nghiêm trọng bằng chuyện “ con cưng”, “ con ghẻ” của Nguyễn Du.

Mối quan hệ Kim-Vân-Kiều: Du the Butcher đã dở hơi như thế nào.

Tạm thời ổn định tâm lí lại. Né Sakura một thời gian, quay qua chị Kiều đã. Chẳng hiểu sao đời tôi có vẻ có duyên với mấy tác phẩm thể loại thiên về tâm lý.

Chậc, nói chung, mối quan hệ của 3 nhân vật Kim-Vân-Kiều được 2 tác giả Thanh Tâm và Du the Butcher viết theo hai hướng khá khác nhau. Cá nhân tôi thì thấy Thanh Tâm viết cảm động và có tình người hơi ông Du nhà mình.

Dưới đây là sự khác biệt giữa hai bản:

I. Thanh Tâm: Tình chị em, sự đồng cảm, mang ơn và yêu thương.

1/ Quan hệ Kim-Vân-Kiều trong bản Thanh Tâm:

Cô Kiều trong bản này tính tình nghiêm nghị, na ná Saber Artoria. Cô ta có những lúc khóc dữ dội, nhưng cũng có những lúc dằn nước mắt để quán xuyến gia đình, hay cãi lộn với quan huyện ( “ trông lên mặt sắt đen sì”) để đòi quyền lợi cho mình. Trong bản Thanh Tâm, Kiều và Vân tâm sự với nhau rất nhiều. Từ chuyện lấy chồng, đến chuyện người yêu, gia biến,… Ờ thì cũng bình thường thôi, chị em ruột mà.

Kim Trọng đổ vì hai chị em ngay lần đầu đi chơi Tết. Anh ta từ lúc đó đã đặt mục tiêu phải cưới ít nhất một trong hai người. Cũng trong bản này, thật ra Vân đổ vì Kim Trọng trước. Vừa đi chơi Tết về, cô em tíu tít xúi chị tìm cách cưa đổ Kim Trọng. Nếu thành công, Kiều làm vợ lớn, Vân làm vợ bé cũng mãn nguyện rồi. Cô Kiều lúc đó còn bận nhớ…Đạm Tiên, nạt em không biết giữ ý tứ. Rồi mãi nhiều ngày sau đó, được Đạm Tiên báo mộng về tương lai mù mịt, rồi vô tình đụng mặt Kim Trọng khi đang trèo cây hái hoa đào. Lúc đó Kiều mới bắt đầu nảy sinh tình cảm. Rồi sau đêm ăn tiệc chung – mà kỳ thực là thử lòng Kim Trọng, nhận thấy anh ta là người chính chắn, Kiều mới chính thức quyết định thề nguyền đính ước với anh này.

= >  Nói cách khác, ở bản Thanh Tâm, Kiều lại người…sau cùng bị đổ.

Chi tiết “ tình tay ba” này lại giúp giải thích lý do vì sao Kiều quyết định trao duyên cho em. Cô ta biết Kim Trọng cũng thích Vân, mà cũng biết em mình thích hắn. Vậy, nếu bản thân không giữ được lời hứa, thì “ đền bù” cho Kim Trọng bằng cách mai mối anh ta với một người anh ta thích. Dễ hiểu quá phải không?

Trong đoạn trao duyên, Kiều cũng lạy Vân, nhưng còn nói thêm hai câu quan trọng:

– Chị làm trung thần xả thân vì nước, em làm lương thần thờ phụng gia đình.

– Chị nghĩ người tài tình như Kim Trọng, cả đời này khó lòng gặp được.

Như vậy, Kiều không chỉ nghĩ về khía cạnh tình cảm, cô ta còn suy tính đến nhiều thứ xa hơn. Bán mình buộc cha lần này, rồi…sao nữa? Ai sẽ bảo vệ gia đình sau đó? Chắc gì bọn sai nha không đến lần thứ hai, thứ ba? Rồi giả sử chúng không đến, gia đình sẽ đi về đâu ( 450 lượng bạc chứ có phải 400 cây vàng như ông nào chém đâu)? Vân sẽ đi về đâu? Kim Trọng là con của 1 địa chủ xứ Liêu Dương, anh ta không chỉ giàu có, có nhân cách đẹp, và anh ta cũng để ý Vân rồi. Còn ai tốt hơn để gửi gắm gia đình mình nữa. Và trên hết, Kim và Vân cũng yêu nhau.

  • Đó là chưa nói, trước khi đi, Kiều còn lạy xin được nhận Chung Sự – ông sai nha đã hướng dẫn Kiều cách lót tiền cứu cha – là bố nuôi. Nhà họ Chung về sau đó chơi rất thân với họ Vương, Vương Quan về sau cưới con gái ông Chung làm vợ. Cô Kiều Thanh Tâm tình cách củng cố gia đình mình như thế đó.

Một điều đặc biệt nữa, là khi trao duyên, cô Kiều cũng không có thái độ trịch thượng. Cô còn đặc biệt tán dương, bảo rằng việc Vân đang làm cũng là sự hy sinh, trọng trách nặng nề y hệt phần cô ta đang gánh. Dù cả hai người đều thừa biết phần ai nặng hơn ai. Chị em ý tứ với nhau như thế đấy.

2/ Cảnh đoàn tụ:

Bởi như trên đã nói, quan hệ Kim-Vân-Kiều không đơn giản là “ yêu/không yêu”, trắng đen rạch ròi.

– Với Kim Trọng: Vân là vợ, là người yêu, còn Kiều là mối tình đầu.

– Với Vân: Kiều là chị, là ân nhân, cũng là người giúp cô ta có được mối duyên theo ý muốn.

Cho nên mấy cái tình huống Kim Trọng cầm kỷ vật của Kiều mà khóc chẳng có gì gọi là tủi thân với Vân cả. Đây cũng chẳng phải chuyện Trọng hay Vân phải tránh mặt người kia để lén lút làm, thực tế là hai đứa lấy kỷ vật ra cùng nhau ngắm. Vì cả hai vợ chồng đều nhớ thương Kiều theo cái kiểu của họ. Chính Vân là người thấy chị trong mơ, rồi giục Kim Trọng đi tìm. Khi tìm thấy Kiều, cũng Vân và Vương Quan là người đầu tiên ôm chị mà khóc. Vừa dắt về nhà, chính Vân là người xúi cả nhà làm gấp đám cưới để chồng mình và chị lấy nhau.

Những gì chị mình trải qua, cô ta đã biết gần hết ( nghe sai nha, Thúc Sinh và dân địa phương kể lại). Vậy cái hành động ép duyên chị của Vân có ý nghĩa gì? Đơn giản thôi. Với cái xã hội thời đó ( mà thời nay cũng thế thôi), Kiều không đi tu thì biết sống thế nào trên đời? Ai thông cảm với cô ta? Ai chấp nhận cô ta? Ai sẽ làm chỗ dựa trong khi cô ta đến đi lại còn khó khăn ( Kiều Thanh Tâm bị bó chân)? Vân là cái cứu cánh đó. Chị đã mất cả cuộc đời vì em, giờ đến lượt chúng em sẽ bảo vệ, phụng dưỡng chị cả đời. Em biết chị yêu anh ấy, nhưng chúng em đều yêu chị.

Đó là cái kết thúc tạm gọi là viên mãn. Kiều thực tế không bao giờ rũ bỏ được mặc cảm – không dám động phòng với Kim Trọng. Nhưng sự yêu thương của vợ chồng Vân-Trọng đã cho cô ta một nơi để trở về. Từ đó, chị em “ không phân lớn bé” sống bên nhau trọn đời.

II. Kim-Vân-Kiều của Du the Butcher: Lộn tùng phèo.

Đọc kỹ và so sánh thì sẽ thấy có rất nhiều vấn đề không ổn với bản Kiều của Nguyễn Du.

1/ Quan hệ Kim-Vân-Kiều trong bản Du the Butcher:

Nguyễn Du là bậc thầy về dùng từ và miêu tả tâm lí. Chỉ riêng đoạn trao duyên cũng đủ để ông ta tự hào về mình. Thanh Tâm lúng túng miêu tả sự đau khổ của Kiều từ đoạn trao duyên đến ngày cưới Mã Giám Sinh. Thanh Tâm cho cô Kiều thỉnh thoảng lại khóc nhớ Kim Trọng, rồi lại nghiêm nghị lo việc nhà, rồi lại khóc viết thêm thư cho Kim Trọng. Nguyễn Du thì dồn tất cả lại, đẩy đoạn trao duyên đến sau cùng, chỉ vài giờ trước ngày cưới. Sự dồn nén của nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm sau một đêm thao thức không ngủ được.

Rồi, làm sao tả nội tâm một người phải trao duyên? Nguyễn Du tả rằng mỗi khi cô ta nhìn vào kỷ vật lại nghĩ về quá khứ. Quá khứ có gì, có những kỷ niệm đẹp nhưng không còn nữa. Hết nghĩ về quá khứ, cô ta nghĩ đến tương lai. Tương lai có gì, một viễn cảnh mù mịt, chết chóc. Cuối cùng, cô ta quay về thực tại, rơi vào mê sảng, khóc với một cái ảo ảnh do chính mình tưởng tượng ra, rồi ngất xỉu. Tả nội tâm thì Việt Nam chắc chỉ có Nguyễn Du và Nam Cao xứng cái danh bậc thầy.

Demou…

Cách dùng từ của Nguyễn Du cũng không phải lúc nào cũng hợp ngữ cảnh. Nhiều lúc cách ông ta dùng từ lại khiến người đọc ấn tượng xấu với nhân vật. Điển hình là trong lúc Kiều thức suốt đêm khổ sở, thì Vân “ chợt tỉnh giấc xuân”. Bốn chữ này xếp vào ngữ cảnh trên cực kỳ mỉa mai. Khiến người đọc ấn tượng xấu với nhân vật. Nhưng đó chỉ mới là khúc dạo đầu cho Vân mà thôi.

Vân trong bản này bị dìm thê thảm. Nguyễn Du cắt gần hết đất diễn vốn đã ít ỏi của cô ta. Vân gần như chỉ tồn tại như một cái thước đo nhan sắc và tính cách cô Kiều. Vân đẹp để tả Kiều đẹp hơn. Vân nói về Đạm Tiên một cách lạnh lùng, để làm nổi bật lòng nhân hậu của Kiều. Khi Kiều thức suốt đêm trăm nỗi tơ vò, thì Vân phải ngủ khò khò. Kiều khóc lạy trao duyên, Vân nhận ngay chẳng một lời phàn nàn lẫn đồng ý. Tóm lại, Nguyễn Du không coi Vân là con người, mà chỉ là một NPC đứng đó để phục vụ việc xây dựng những nhân vật khác.

Cắt đất diễn chưa đủ, Nguyễn Du cắt luôn chi tiết Kim Trọng và Vân có tình ý với nhau. Điều này chỉ khiến đoạn trao duyên trong bản của ông càng trở nên khó hiểu. Dù SGK cố sức ca ngợi rằng nó đẹp hơn bản Thanh Tâm, nhưng tôi thật sự nghi ngờ có hs nào đọc đoạn này mà cảm thấy nó logic không? Hay họ phải tự trấn an nhau rằng “ chắc ngày xưa nó thế”?

= > Nói sao nhỉ. Dường như Nguyễn Du rất giỏi chăm chút mấy cái sắp xếp chi tiết, nhưng xét trên tổng thể câu chuyện thì ông ta cắt sửa một hồi lại khiến truyện hỗn loạn, phi logic và khó hiểu hơn?

2/ Đoạn đoàn tụ: Chị nhớ cho nhé, em là vợ lớn.

Happy End của bản Nguyễn Du chắc phải ức chế ngang với HF Normal End lẫn True End. Nó…lộn tùng phèo luôn.

Đầu tiên, gia đình đoàn tụ, mừng mừng tủi tủi. Kiều không chịu trở về. Thay vì bà mẹ kêu khóc “ dù con có ngay bây giờ biến thành Bồ Tát thì mẹ cũng không buông con ra đâu.” Thì Nguyễn Du thay vào bằng một câu động trời của ông bố:

“ Phải điều cầu Phật cầu tiên.

Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?”

Thật là hãi hùng. Ông biết con gái ông đã trải qua những gì chỉ vì cứu cái mạng bất tài nhà ông. Vậy mà vừa gặp lại, ông liền nói nó nếu không nghe lời ông nghĩa là nó…bất hiếu?

Mà thế đã hết. Trò chăm chút câu chữ của Nguyễn Du cuối cùng lại sinh ra cái trò bới từng chữ, cắt khỏi ngữ cảnh để mà…đoán ý tác giả.

Điển hình là câu “ tàng tàng chén cúc dở say”

Và “ vậy đem duyên chị buộc vào cho em.”

Hai câu này được suy diễn, vẽ ra một bức tranh chị Vân đau đớn cùng cực khi phải lấy Kim Trọng mà không có tình yêu. Sau đó lại xúi chồng trèo đèo lội suối tìm chị về. Tìm được lại cùng cả nhà bắt chị bỏ tu về hoàn tục. Vừa như ý xong thì lại uất ức tới độ phải nhậu xỉn rồi mới dám nói lên nỗi lòng mình? Lô Thị Gíc?

Đâu đã hết, cái Happy End của Du the Butcher còn kết bằng một câu choáng váng:

“ Thừa gia chẳng hết nàng Vân

Một cây cù mộc, một sân quế hòe.”

Mà ngồi gây lộn với bà Thảo Nguyễn năm nào tôi mới té ngửa ra cái nghĩa của nó là: “ Từ đó Vân phụ trách việc sinh con nối dõi. Vân làm vợ lớn ( suy ra Kiều làm vợ bé).”. Cái cảnh đoàn viên đầy tình cảm, qua tay Du the Butcher tự dưng biến thành một thứ kệch cỡm, thiếu tế nhị, cứ như là chì chiết cả 2 chị em.

III. Nguyễn Du và Hidden Point:

Nguyễn Du rất sợ bị người ta nói rằng mình không rành thơ chữ Hán, thế nên ông nhét điển cố điển tích dày đặc. Lắm lúc nó khó hiểu quá, người ta đọc rồi hiểu nhầm luôn.

Ví dụ, có thời gian dài tiếng đàn cuối cùng của Kiều được hiểu là tiếng đàn ngoài vui nhưng trong buồn rười rượi. Nhưng sau này mới té ngửa ra, cái:

“Khúc đâu êm ái xuân tình!

Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?

Trong sao châu rõ duềnh quyên

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!

Lọt tai nghe suốt năm cung

Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao”

Thực ra là diễn lại ý bài Cầm Sắt của Lý Thương Ẩn nhà Đường:

“Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.

Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,

Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên.

Thử tình khả đãi thành truy ức,

Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.”

Dịch là:

“Trang Chu buổi sáng nằm mộng thành bươm bướm

Lòng xuân của vua Thục đế gửi vào chim Đỗ Quyên

Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh, châu rơi lệ

Ánh nắng ấm áp chiếu vào hạt ngọc Lam Điền sinh ra khói

Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung về dĩ vãng

Cho đến bây giờ chỉ còn lại nỗi đau thương.”

Nói tóm lại. Nguyễn Du dẫn lại một bài thơ rất buồn, nhưng sau đó thêm vào bốn câu kết luận sau:

“ Chàng rằng: Phổ ấy tay nào?

Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?

Tẻ vui bởi tại lòng này

Hay là khổ tận đến ngày cam lai?”

Ý của Nguyễn Du thực ra rất đơn giản: Buồn hay vui là do lòng mình. Vui rồi thì nghe nhạc buồn nó vẫn thấy vui. Có thế thôi.

IV. Kết luận:

Nói chung mỗi bản đều có ưu nhược điểm riêng. Bản của Nguyễn Du vượt trội về nghệ thuật, nhưng về nội dung thì nhiều lúc cắt sửa một hồi lại đâm không hợp logic, thậm chí gây khó hiểu.

Nhưng mà do thù hằn dân tộc, người Việt khi phân tích truyện Kiều luôn có xu hướng…ờ, các ông các bà biết rồi đó “ KVKT tầm thường, TK của Nguyễn Du thì hoàn thiện hơn về mọi mặt.”.

LỊCH SỬ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC  ( TỪ SƠ KHAI ĐẾN HẾT NHÀ ĐƯỜNG)

Việc tìm hiểu quá trình hình thành của tiểu thuyết có thể giúp gợi mở cho người đọc một số đặc điểm cơ bản của loại hình văn bản này. Qua đó, có thể ta sẽ tìm được một hướng đi phù hợp cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện tại.

* Bài viết tổng hợp từ cuốn lịch sử văn học Trung Quốc ( tập 1), nxb Nhân Dân Văn Học Bắc Kinh, do nxb Giáo Dục dịch và phát hành.

 

I. QUAN NIỆM BAN ĐẦU:

Thời sơ khai, tiểu thuyết bị khinh miệt và đánh giá rất thấp. Ta có thể xem qua một vài học giả và sách cổ từng nhận xét về thể loại này.

Thiên “ Ngoại vật” trong sách “ Trang tử” viết: “ Khéo dùng tiểu thuyết để làm huyện lệnh, thì còn xa mới đạt tới mức đại đạt.”

Hoàn Đàm trong sách “ Tân luận” đời Hán gọi tiểu thuyết là: “ tập hợp những lời nói chưa hoàn chỉnh”, viết thành “ đoản thư”, khác với văn chương cao nhã.

Ban Cố trong sách “ Hán thư”, thiên “ Nghệ văn chí”: “ những cái mà các nhà tiểu thuyết truyền bá là do các quan nhỏ chuyên thu thập những câu chuyện đầu đường, ngoài phố, trong xóm rồi đặt ra.”.

Tiếp tục đọc

Các loại vũ khí được sử dụng vào đời Trần

Dưới đây là bảng danh sách những loại vũ khí, binh chủng có bằng chứng xác nhận là đã thật sự được sử dụng – hoặc ít nhất, được biết đến – vào đời Trần. Để tránh việc suy luận nhiều khi có thể dẫn đến sai lầm, bài viết này loại bỏ những thông tin về vũ khí được nhắc đến ở những triều đại Ngô – Đinh – Lý trước đó. Các thông tin đó sẽ được đề cập ở những bài viết khác, tương ứng với triều đại của nó. Bài viết cũng loại bỏ phần chiến thuyền, vì đây là một đề tài phức tạp, gắn liền với binh chủng thuỷ quân, cần có một bài riêng.

Tiếp tục đọc